Vietnamese edition

Bắt đầu từ ngày 04 tháng 9 năm 2007, VGBC sẽ dịch tóm tắt các báo cáo của AdaptNet sang tiếng Việt. Mục đích của việc này làm cho người đọc dễ tiếp cận hơn với các tài liệu bằng tiếng Anh hiện nay về thay đổi khí hậu, sự thích nghi của đô thị, và phát triển bền vững có liên quan đến các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đang làm việc với vấn đề này ở Việt Nam. (Hỗ trợ cho nỗ lực này được tài trợ của Viện các thành phố toàn cầu thuộc đại học RMIT Australia và Viện Nautilus.)

Vietnamese Edition

Ngày 7 tháng 4 năm 2009

Báo cáo đặc biệt: Giúp bạn thích ứng với biến đổi khí hậu – Megan Gawith

Go to the article

Ngày 31 tháng 3 năm 2009

Nghiên cứu xác định các tác động của biến đổi khí hậu lên cơ sở hạ tầng vật chất của Australia. Các tác động này có thể đưa ra những thách thức đáng kể trong tương lai đối với an ninh vật chất và hoạt động của các hạng mục cơ sở hạ tầng vật chất khác nhau. Nghiên cứu cũng xem xét cơ sở hạ tầng vật chất của Australia hiện nay có thể thích ứng với các ảnh hưởng của biển đổi khí hậu như thế nào.

Go to the article

Ngày 17 tháng 3 năm 2009

Bài viết cố gắng tìm hiểu thực trạng của quy hoạch thích ứng phòng ngừa ở các quốc gia phát triển. Bài viết xem xét hàng loạt bộ khung khác nhau về các quyết định thích ứng và kế hoạch hành động. Dựa vào các công cụ thường được áp dụng trong các dự án và chương trình hỗ trợ phát triển, bài viết phát triển khung hướng dẫn chung cho đánh giá thích ứng.    

Go to the article

Ngày 10 tháng 3 năm 2009

Chính phủ Bang New South Wales, Australia, trưng cầu các nhận xét về dự thảo chính sách liên quan đến mực nước biển dâng. Dự thảo này cũng phác thảo ra sự hỗ trợ mà Chính phủ sẽ cung cấp cho các cộng đồng vùng ven biển và các hội đồng thành phố để chuẩn bị và thích ứng với mực nước biển dâng. Bày tỏ chính sách có kèm theo bản chú giải hỗ trợ kỹ thuật. Yêu cầu cung cấp nhận xét trước ngày 3 tháng 4 năm 2009.     

Go to the article

Ngày 3 tháng 3 năm 2009

Báo cáo đặc biệt – Trang bị cho thích ứng với khí hậu: Giới thiệu cho các công cụ của UKCIP – Megan Gawith

Go to the article

Ngày 24 tháng 2 năm 2009

Nghiên cứu cung cấp đánh giá chi tiết về rủi ro biến đổi khí hậu tại St. Kilda ở Victoria, Australia. Đánh giá này được áp dụng để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch cho thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai tại thành phố Port Phillip. Báo cáo cũng đưa ra việc lập bản đồ chi tiết những khu vực “có nguy cơ rủi ro” và liệt kê những khuyến nghị được ưu tiên cho những bước cần thiết tiếp theo.  

Go to the article

Ngày 17 tháng 2 năm 2009

Bài viết thực hiện đánh giá rủi ro mức độ sàng lọc đối với 325 khu vực quản lý nước mặt của Australia bằng cách tập hợp một bộ sáu chỉ số rủi ro phù hợp (trong đó bốn chỉ số đề cập đến các điều kiện có trước mà phụ thuộc vào nó mà biến đổi khí hậu sẽ diễn ra trong tương lai; hai chỉ số đề cập đến các động cơ của cung và cầu trong tương lai). Các kết quả cho thấy các thách thức hiện đang gặp trong việc quản lý các lưu vực ở Australia dường như sẽ tăng trong các thập kỷ tới.               

Go to the article

Ngày 10 tháng 2 năm 2009

Báo cáo trình bày những phát hiện được trong Giai đoạn 2 của Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu ở Gippsland. Báo cáo phác họa những mối đe dọa tiềm năng đối với tài sản và cơ sở hạ tầng ở Gippsland và đề cập đến các vấn đề như xói mòn và vận chuyển cát. Cùng với một số vấn đề khác, báo cáo cũng mô tả bờ biển Gippsland bị xói mòn nhiều có thể bị thay đổi hình dáng do các cơn bão và các sự kiện khác như thế nào.  

Go to the article

Ngày 3 tháng 2 năm 2009

Bài viết cung cấp tổng quan về một số vấn đề mà các kỹ sư công trình công cộng và chính quyền địa phương phải đối mặt để quản lý các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu ở môi trường vùng ven biển. Bài viết đưa ra hướng dẫn cho việc quy hoạch và khảo sát các kinh nghiệm thực tế tốt nhất dựa vào các phương pháp luận sinh động và thực tế.  

Go to the article

Ngày 20 tháng 1 năm 2009

Bài viết nghiên cứu các xét nghiệm tiềm năng phi vật chất hóa cho nước Úc trong kế hoạch dài hạn liên quan đến vấn đề sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, và nước cũng như phát thải khí CO2. Bài viết lập luận rằng nước Úc không thể chỉ dựa vào những gì thu được từ hiệu quả gia tăng lợi nhuận mà phải trải qua chuyển đổi bền vững để song hành với các nỗ lực quốc tế nhằm tránh tác động của biến đổi khí hậu và những xung đột về sử dụng tài nguyên.        

Go to the article