Ngày 20 tháng 1 năm 2009
- Tiềm năng phi vật chất hóa nền kinh tế nước Úc
- California chuẩn bị cho biến đổi khí hậu
- Sự công bằng và biến đổi khí hậu
- Chi phí cho thích ứng với mô hình khái niệm đơn giản về biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu, Quản lý rủi ro thiên tai và các trường hợp khẩn cấp
- Hội thảo – Trung quốc và biến đổi khí hậu toàn cầu
Tiềm năng phi vật chất hóa nền kinh tế nước Úc
Bài viết nghiên cứu các xét nghiệm tiềm năng phi vật chất hóa cho nước Úc trong kế hoạch dài hạn liên quan đến vấn đề sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, và nước cũng như phát thải khí CO2. Bài viết lập luận rằng nước Úc không thể chỉ dựa vào những gì thu được từ hiệu quả gia tăng lợi nhuận mà phải trải qua chuyển đổi bền vững để song hành với các nỗ lực quốc tế nhằm tránh tác động của biến đổi khí hậu và những xung đột về sử dụng tài nguyên.
Tiềm năng phi vật chất hóa nền kinh tế nước Úc, Heinz Schandl và Graham M Turner, Công trình bài viết của CSIRO loạt 2008-13, Hệ sinh thái bền vững CSIRO, Canberra, Úc, tháng 10 năm 2008 [118 KB, PDF]
California chuẩn bị cho biến đổi khí hậu
Báo cáo thăm dò sự chuẩn bị sẵn sàng của California đối với việc có tăng thêm các cơn dông bão, sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và những ảnh hưởng không tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng xem xét các chiến lược thích ứng khác nhau – các công nghệ và các giải pháp quản lý có thể nhằm đề cập đến các điều kiện thay đổi khí hậu – và vạch ra các bước California cần phải tiến hành để cải thiện tính sẵn sàng về thể chế.
California chuẩn bị cho Biến đổi Khí hậu, Louise Bedsworth và Ellen Hanak, Viện chính sách công cộng California (PPIC), San Francisco, California, USA, tháng 11 năm 2008 [2.32 MB, PDF]
Sự công bằng và biến đổi khí hậu
Quả là hấp dẫn và hợp lý khi đề xuất các nước giàu mắc nợ các nước nghèo những nghĩa vụ đặc biệt liên quan đến việc cắt giảm phát thải hoặc thích ứng. Bài viết đề cập đến vấn đề chung chung này bằng cách tập trung vào vấn đề hẹp hơn: các giấy phép sẽ được phân bổ như thể nào trong hệ thống mua bán hạn ngạch khí thải (cap-and-trade) toàn cầu?
Sự công bằng và biến đổi khí hậu, Eric A. Posner và Cass R. Sunstein, Bài thảo luận 08-04, Dự án của trường Đại học Harvard về các Hiệp định khí hậu quốc tế, trường của chính quyền John F. Kennedy, Đại học Harvard, USA, tháng 9 năm 2008 [475 KB, PDF]
Chi phí cho thích ứng với mô hình khái niệm đơn giản về biến đổi khí hậu
Bài viết nhằm cố gắng đóng góp cơ sở lý thuyết cho chính sách thích ứng. Nó đề ra mô hình lý thuyết đơn giản cho quá trình thích ứng mang tính chiến lược đối với biến đổi khí hậu. Bài viết cũng nhận định rằng các chi phí thích ứng có sự phụ thuộc phức tạp và phản trực giác vào các chi phí điều chỉnh, và có thể nhạy cảm hơn về chi tiết của quá trình biến đổi khí hậu so với các lợi ích thích ứng.
Chi phí cho thích ứng mang tính chiến lược trong mô hình khái niệm đơn giản cho biến đổi khí hậu, Antony Millner và cộng sự, Viện Santa Fe, Santa Fe, New Mexico, USA, 2008 [268 KB, PDF]
Biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai và các trường hợp khẩn cấp
Tổ hợp tiến trình tổng kết Hội thảo các nhà khoa học và các nhà thực nghiệm cho khu vực Anh-Đông Nam Á đã diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 02 – 03 tháng 12, 2008. Các bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết cho sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa các cách tiếp cận định hướng kỹ thuật và tham gia vào xây dựng năng lực, quản trị địa phương, sự tham gia công bằng và có ý nghĩa của cộng đồng cũng như các viện theo chủ nghĩa cấu trúc để giúp tăng khả năng ứng phó trong khu vực.
Hội thảo các nhà khoa học và các nhà thưc nghiệm về biến đổi khí hậu khu vực Anh-Đông Nam Á, Quản lý rủi ro thiên tai và các trường hợp khẩn cấp: Các bài viết và tiến trình, Zaina Gadema và Komal Raj Aryal (biên tập viên), Trung tâm thương mại thế giới Putra, Kuala Lumpar, Malaysia, ngày 02 – 03 tháng 12, 2008 [1.79 MB, PDF]
Hội nghị – Trung quốc và Biến đổi Khí hậu toàn cầu
Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 18-19 tháng 6 năm 2009 tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, đề cập đến vấn đề làm thế nào để hòa giải việc phát khí thải nhà kính ngày càng tăng của Trung quốc với việc chính phủ Trung quốc không có thiện chí tham gia thỏa thuận quốc tế ràng buộc nhằm giảm phát thải này. Bản tóm tắt có thể trình nộp trước ngày 31 tháng 1 năm 2009.
Hội nghị – Trung quốc và Biến đổi Khí hậu toàn cầu, Trung tâm nghiên cứu về Châu Á Thái Bình Dương (CAPS) và các chương trình nghiên cứu về môi trường (ESP), Đại học Lingnan, Hong Kong, 18-19 tháng 6 năm 2009