AdaptNet ngày 25 tháng 9 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 25 tháng 9 năm 2012", Uncategorized ADAPTNet Vietnamese Edition, September 26, 2012, https://nautilus.org/uncategorized/27277/

  1. Mối liên hệ giữa y tế toàn cầu và thích ứng
  2. Kiến thức, tính dễ bị tổn thương và khả năng chống chọi mang tính bản địa
  3. Lập kế hoạch thích ứng tại các thành phố Nam Bán cầu
  4. Mô hình AdaptSTAR và tính bền vững của môi trường xây dựng
  5. Thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực kém phát triển nhất của châu Á
  6. Tính bền vững, trách nhiệm với môi trường và sự phồn thịnh của con người

Mối liên hệ giữa y tế toàn cầu và thích ứng

Báo cáo trình bày sự liên quan giữa thích ứng với biến đổi khí hậu với y tế toàn cầu; đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc kết nối các yếu tố quyết định mang tính xác hội của các chương trình nghị sự về y tế và phát triển bền vững với các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng lập luận rằng cộng đồng y tế toàn cầu có thể nắm bắt các cơ hội mang lại từ nguồn tài trợ ngày càng tăng cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các gánh nặng về y tế đang tồn tại cũng như trong tương lai.

Thích ứng với biến đổi khí hậu: Vấn đề y tế toàn cầu nằm ở đâu trong chương trình nghị sự? Kathryn J Bowen và Sharon Friel, Toàn cầu hóa và Y tế, quyển 8, số 10, 2012 [128 KB, PDF]

Kiến thức, tính dễ bị tổn thương và khả năng chống chọi mang tính bản địa

Báo cáo đưa ra đánh giá toàn cảnh các tài liệu khoa học đã được xuất bản liên quan đến đóng góp và vai trò của các kiến thức truyền thống/bản địa vào kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu toàn cầu: quan sát, tác động và cơ hội cho thích ứng. Báo cáo tập trung đặc biệt vào các tài liệu hậu-AR4 (Báo cáo Đánh giá lần thứ 4 của IPCC) đồng thời đưa vào các ý kiến của các chuyên quốc tế tại cuộc họp ở Mexico.

Đối phó với sự không chắc chắn: Kiến thức truyền thống phục vụ đánh giá và thích ứng với biến đổi khí hậu, Douglas Nakashima và cộng sự, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Đại học Liên Hợp Quốc (UNU), 2012 [1.05 MB, PDF]

Lập kế hoạch thích ứng tại các thành phố Nam Bán cầu

Dựa trên lý thuyết mang tính thể chế và các nghiên cứu trường hợp điển hình, bài viết xem xét các sáng kiến và việc xây dựng các kế hoạch thích ứng  tại hai thành phố tại nam bán cầu là Durban và Quito. Các trường hợp điển hình cho thấy rằng động lực cho các hành động trong các lĩnh vực chính sách còn mới là các nhân tố nội tại và được duy trì thông qua việc tận dụng các cơ hội được ngày càng gia tăng cũng như việc liên kết một cách sáng tạo các chương trình nghị sự mới với các mục tiêu, kế hoạch và chương trình hiện tại.

Thích ứng biến đổi đô thị tại Nam Bán cầu: Lập kế hoạch trong lĩnh vực chính sách mới nổi, JoAnn Carmin, Isabelle Anguelovski và Debra Roberts, Tạp chí về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực lập kế hoạch, quyển 32, số 1, trang 8-32, 2012 [192 KB, PDF]

Mô hình AdaptSTAR và tính bền vững của môi trường xây dựng

Việc thiết kế các công trình trong tương lai với tiềm năng tái sử dụng có lồng ghép khả năng thích ứng là một tiêu chí rất hữu ích cho tính bền vững. Tài liệu giới thiệu quá trình xây dựng một công cụ đánh giá mới tên là AdaptSTAR, một công cụ đưa ra các tiêu chí thiết kế toàn diện phù hợp cho việc đánh giá tiềm năng tái sử dụng mang tính thích ứng của các công trình tương lai. Theo tài liệu, có thể xác định các tiêu chí và đo lường các tiêu chí này để tính toán được mức đánh giá theo mức xếp hạng sao cho việc tái sử dụng mang tính thích ứng.

Mô hình AdaptSTAR: Chiến lược thân thiện với khí hậu để thúc đẩy sự bền vững của môi trường xây dựng, Sheila Conejos, Craig Langston và Jim Smith, tạp chí Habitat quốc tế, trang 1-9, 2012 [1.56 MB, PDF]

Thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực kém phát triển nhất của châu Á

Trên cơ sở số liệu gốc thu được từ hơn 100 cuộc phỏng vấn nghiên cứu bán-cấu trúc, nghiên cứu thảo luận các lợi ích của 4 dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu đang được thực hiện tại Bangladesh, Bhutan, Cambodia và Maldives. Nghiên cứu đưa ra các câu hỏi cụ thể như: các hình thức thích ứng hiện đang được thực hiện tại 4 nước kém phát triển nhất tại châu Á, và các hình thức thích ứng này cho chúng ta biết thông tin gì về cộng đồng công trình, khả năng chống chọi về cơ sở hạ tầng và thể chế trước các hậu quả của biến đổi khí hậu?

Ý kiến chuyên gia về thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực kém phát triển nhất tại châu Á, Benjamin K. Sovacool, Anthony L. D’Agostino, Harsha Meenawat, Amireeta Rawlani, Tạp chí Quản lý Môi trường, số 97, trang 78-88, 2012 [750 KB, PDF]

Tính bền vững, trách nhiệm với môi trường và sự phồn thịnh của con người

Hội nghị sẽ được tổ chức tại Trường Fenner về Môi trường và Xã hội thuộc Đại học Quốc gia Úc, Canberra, Úc từ ngày 5-8 tháng 2 năm 2013. Hội nghị nhằm nhóm họp một nhóm các nhà giáo dục, nghiên cứu và những người hoạt động thực tế có quan tâm đến các phương thức tiếp cận đa ngành và sinh thái học với mối quan hệ của con người và môi trường tự nhiên. Hạn nộp tham luận hội nghị ngày 30 tháng 9 năm 2012.

Hội nghị: Các quyết định hiệu quả: Liên kết tính bền vững, trách nhiệm với môi trường và sự phồn thịnh của con người, Đại học Quốc gia Úc, Canberra, Australia, 5-8 tháng Hai, 2013

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.