AdaptNet ngày 26 tháng 11 năm 2013

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 26 tháng 11 năm 2013", Vietnamese Edition, November 26, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-26-thang-11-nam-2013/

  1. Biến đổi Khí hậu, Sóng Nhiệt và Hành vi Sức khỏe
  2. Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở Đông Bắc Ấn Độ
  3. Đánh giá Tổn thương do Biến đổi Khí hậu tại Uganda
  4. Xây dựng Chính sách Biến đổi Khí hậu
  5. Phương án Thích ứng Tốt dành cho Úc
  6. Hội nghị Quốc tế UGEC lần thứ 2 – Đài Loan

 

Biến đổi Khí hậu, Sóng Nhiệt và Hành vi Sức khỏe

Bài viết xem xét tính hữu ích của các cấu trúc HBM (mô hình niềm tin sức khỏe) trong dự đoán hành vi sức khỏe giúp thích ứng với sóng nhiệt. Bài viết xác định các yếu tố giúp dự đoán nhận thức nguy cơ của sóng nhiệt và đánh giá kiến thức của người tham gia về sóng nhiệt. Nghiên cứu này cho rằng mô hình niềm tin sức khỏe có thể hữu ích trong việc hướng dẫn việc thiết kế và áp dụng các biện pháp can thiệp để thúc đẩy hành vi thích ứng trong điều kiện sóng nhiệt.

Sóng Nhiệt và Biến đổi Khí hậu: Áp dụng Mô hình Niềm tin Sức khỏe để Xác định Dự đoán Nhận thức Rủi ro và Hành vi Thích ứng tại Adelaide, Úc, Derick A. Akompab et al., Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng Đồng, Truy cập Mở, vol. 10, 2013 [248 KB, PDF].

Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở Đông Bắc Ấn Độ

Nghiên cứu này phát triển chỉ số đói nghèo giúp ưu tiên hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng đối mặt với rủi ro. Chỉ số này dành cho bảy bảng ở đông bắc Ấn Độ. Nghiên cứu cũng cung cấp chỉ số Gini-coefficient về phân phối đất đai, cho thấy sự bất bình đẳng cao trong mô hình phân phối đất đai vùng đông bắc Ấn Độ, dẫn đến ảnh hưởng lớn tới sự phân phối thu nhập. Chỉ số này cũng có thể được sử dụng cho các quốc gia đang phát triển đang đối mặt với sự phát triển thiếu cân bằng giữa các khu vực.

Sử dụng Chỉ số Đói nghèo như một Công cụ Can thiệp Thích ứng Biến đổi Khí hậu vùng Đông bắc Ấn Độ, Malini Nair và cộng sự., Khí hậu và Sự Phát triển, vol. 5, issue 1, pp. 14-32, 2013 [yêu cầu đăng ký].

Đánh giá Tổn thương do Biến đổi Khí hậu tại Uganda

Bài viết này tập trung vào các khu vực: Gulu, Lira, Luweero, Mbale, Isingiro, và Kasese – sáu quận được USAID ưu tiên phát triển nằm trong hệ thống cùng cây trồng quan trọng và đại diện cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận dựa trên phân tích dữ liệu về lịch sử khí hậu trong vòng 60 năm và dự báo khí hậu năm 2030. Bài viết cung cấp mô hình khí hậu hiện tại – và ảnh hưởng của mô hình khí hậu trong tương lai – các chuỗi giá trị cây trồng chính và sinh kế của các hộ gia đinh phụ thuộc vào chúng.

Báo cáo Đánh giá Tổn thương do Biến đổi Khí hậu tại Uganda, Dự án Châu Phi và Châu Mỹ La-ting (ARCC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hòa Kỳ tháng 9/2013 [4.17 MB, PDF].

Xây dựng Chính sách Biến đổi Khí hậu

Bài viết này tập trung vào các khu vực đại diện cho nguồn xả thải khí nhà kính toàn cầu chính, cũng như khá đa dạng về mặt phát triển kinh tế, hệ thống chính trị và chính sách môi trường bao gồm: Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Hoa Kỳ. Bài viết cung cấp tầm nhìn tổng thể về việc áp dụng chính sách từ trước đến nay và phân tích những yếu tố của chính sách môi trường đã được thực hiện tốt và chưa tốt.

Chính sách Khí hậu, Sáng kiến Chính sách Khí hậu (CPI), 2013 [5.33 MB, PDF]

Phương án Thích ứng Tốt dành cho Úc

Báo cáo này đề xuất khung đánh giá quốc gia cho Úc để đánh giá sự tiến bộ trong thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Báo cáo mở rộng khung đánh giá ra các vùng ven biển như một ví dụ cho việc đánh giá  quá trình phát triển quản lý những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu cho lĩnh vực cụ thể. Báo cáo còn đưa ra những phương pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho các doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng ở Úc.

Viễn cảnh Thức ứng Khí hậu: Đề xuất Khung Đánh giá Thích ứng Quốc gia, Sở Công Nghiệp, Sáng tạo, Biến đổi Khí hậu, Khoa học, Nghiên cứu và Giáo dục Đại học, Úc, 2013 [4.15 MB, PDF.

Hội nghị Quốc tế UGEC lần thứ 2 – Đài Loan

Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 (Chuyển tiếp và Chuyển đổi Đô thị: Khoa học, Tổng hợp và Chính sách) được diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loàn ngày 6-8/11/2014. Cơ cấu của hội nghị được thiết kế để cân bằng giữa nghiên cứu tổng hợp UGEC (Dự án Đô thị hóa và Biến đổi Môi trường Toàn cầu) và các cuộc thảo luận về việc làm thể nào để quá trình đô thị hóa và biến đổi môi trường toàn cầu có thể phát triển một cách tốt nhất bao gồm cả việc áp dụng chính sách và lập kế hoạch. Những đề xuất từ buổi họp sẽ được đệ trình trước ngày 8/12/2013.

Chuyển tiếp và Chuyển đổi Đô thị: Khoa học, Tổng hợp và Chính sách – Hội nghị Quốc tế lần thứ 2, Đô thị hóa và Biến đổi Môi trường Toàn cầu: Dự án IHDP, Đài Bắc, Đài Loan, 6-8/12/2014.

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:

http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.

 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *