AdaptNet ngày 20 tháng 3 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 20 tháng 3 năm 2012", Vietnamese Edition, March 20, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-20-thang-3-nam-2012-2/

  1. Báo cáo thường niên năm 2010-2011 của VCCCAR-Úc
  2. Thay đổi và biến đổi khí hậu tại Himalayas
  3. Mô hình: Thiệt hại tiềm năng-Lợi ích giảm thiểu của hệ thống cảnh báo lũ lụt
  4. Chiến lược phát triển và biến đổi khí hậu của USAID
  5. Tình trạng khẩn cấp lũ lụt của Pakistan: Bài học từ cuộc khủng hoảng hiện thời
  6. Quán quân về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu của NCCARF

Báo cáo thường niên năm 2010-2011 của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Victoria (VCCCAR)

Báo cáo thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Victoria (VCCCAR) tóm lược các hoạt động của trung tâm trong 12 tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2011. Báo cáo chỉ ra những bước tiến rõ rệt mà trung tâm đã đạt được gồm: (1) hỗ trợ ngân sách cho 8 dự án quan trọng nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu với ngân sách hỗ trợ gần 2 triệu đô la; (2) hỗ trợ 2 sinh viên thạc sĩ quốc tế tại trung tâm; và (3) hỗ trợ cho 7 nhóm chuyên gia tại các khu đô thị lớn của Melbourne và khu vực nông thôn và vùng thuộc bang Victoria.

Báo cáo thường niên năm 2010-2011 của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Victoria, Trung tâm Ngiên cứu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Victoria – VCCAR, Đại học Melbourne, Carlton, Victoria, Úc, 2012 [1 MB, PDF]

Thay đổi và biến đổi khí hậu tại  Himalayas

Đây là nghiên cứu về những tác động của những thay đổi về kinh tế xã hội tới sinh kế của người dân vùng núi, những yếu tố làm tổn thương tới các phương thức sinh kế này, và các cách thức người dân ở đây đối mặt và thích ứng với những thay đổi này. Nghiên cứu thực hiện một đánh giá về khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương dựa trên cộng đồng tại 4 khu vực khác nhau của Ấn Độ, Nê-pan và Bu-tan. Nghiên cứu góp phần nâng cao khả năng chống chọi và thích ứng với thay đổi của các cộng đồng cư dân vùng núi dễ bị tổn thương ở khu vực Hindu-Kush Himalaya.

Thay đổi và biến đổi khí hậu tại Himalayas: Nhận thức và ứng phó của cộng đồng, Mirjam Macchi và cộng sự, Trung tâm Quốc tế về Phát triển Vùng núi Phức hợp, Kathmandu, Nê-pan, 2011 [3.12 MB, PDF]

Mô hình: Thiệt hại tiềm năng-Lợi ích giảm thiểu của hệ thống cảnh báo lũ lụt

Tài liệu đưa ra một phương pháp tiếp cận chi tiết dự đoán lợi ích về giảm thiểu thiệt hại tiềm năng từ lũ của hệ thống cảnh báo lũ cho các đợt lũ triều cường và thủy triều. Phương pháp được rút ra trên cơ sở nghiên cứu dự án đã kết thúc về Hiện trường lũ của Ủy ban Châu Âu. Tài liệu trình bày các lợi ích kinh tế tiềm năng của việc kết hợp cảnh báo lũ với một mô hình kết hợp các biện pháp quản lý rủi ro lũ mang tính kết cấu và phi kết cấu.

Mô hình thiệt hại tiềm năng-lợi ích giảm thiểu của cảnh báo lũ lụt sử dụng nghiên cứu các trường hợp của Châu Âu, Sally J. Priest, Dennis J. Parker và Sue M. Tapsell, Hiểm họa về Môi trường: Khía cạnh Con người và Chính sách, quyển 10, trang 101–120, 2011 [352 KB, PDF]

Chiến lược phát triển và biến đổn khí hậu của USAID

Chiến lược đưa ra các mục tiêu và mục tiêu chiến lược của Chiến lược Phát triển và Biến đổi Khí hậu mới của USAID, đồng thời đưa ra các nguyên tắc định hướng trên cơ sở quá trình làm việc lâu dài của USAID trong các lĩnh vực liên quan như giảm rủi ro thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và cải cách ngành năng lượng. Chiến lược vạch ra một lộ trình cho việc thực hiện, ghi nhận sự cần thiết phải xây dựng các kế hoạch chi tiết hơn cho nghiên cứu, giám sát, đào tạo, học hỏi và hỗ trợ giúp đỡ trong tương lai.

Chiến lược phát triển và biến đổi khí hậu của USAID: Tăng trưởng bền vững sạch, Mỹ, Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), tháng 1 năm 2012 [4.52 MB, PDF]

Tình trạng khẩn cấp lũ lụt của Pakistan: Bài học từ cuộc khủng hoảng hiện thời

Tài liệu cho rằng cần có cam kết chính trị và các nguồn lực nhiều hơn để giải quyết những bất bình đẳng về kinh tế xã hội là những tác nhân đặt các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em và người già và người khuyết tật trước các rủi ro nhất định gây ra do các hiểm họa như lũ lụt và động đất tại Pakistan. Nghiên cứu kêu gọi cộng đồng viện trợ quốc tế cung cấp tài trợ đủ và kịp thời cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho Pakistan.

Tình trạng khẩn cấp lũ lụt tại Pakistan: Bài học từ cuộc khủng hoảng hiện thời, Shaheen Chughtai và Cate Heinrich, Oxfam và cộng sự, trang 1-16, 2012 [3.36 MB, PDF]

Quán quân về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu của NCCARF

Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia về Thích ứng Biến đổi Khí hậu mong muốn giới thiệu các cá nhân và các dự án tích cực trong thay đổi hành vi, kỹ thuật, hoạt động kinh doanh và chính sách để thích ứng với môi trường khí hậu biến đổi trong tương lai. Cơ quan này sẽ chọn ‘Quán quân về Thích ứng Biến đổi Khí hậu’ trong 4 hạng mục gồm: cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ. Hồ sơ ứng cử vui lòng gửi về cho Ann Penny theo địa chỉ email: a.penny@griffith.edu.au trước ngày 31 tháng 3 năm 2012.

Quán quân về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu của NCCARF –  2012 Mời nộp hồ sơ ứng cử, Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia về Thích ứng Biến đổi Khí hậu (NCCARF), Úc, tháng 3 năm 2012

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ chủ biên, Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Viện Nautilus và các cơ quan thông tin liên kết

Để đăng ký nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên bản tin AdaptNet