AdaptNet ngày 1 tháng 5 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 1 tháng 5 năm 2012", Vietnamese Edition, May 01, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-1-thang-5-nam-2012/

  1. Giá trị kinh tế của các cơ sở hạ tầng tự nhiên và nhân tạo miền biển
  2. Giám sát thích ứng và đánh giá phát triển
  3. Phụ nữ đương đầu với thiên tai
  4. Quản lý các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm họa tại Châu Á
  5. Phân bổ dân số, di cư và biến đổi khí hậu
  6. Diễn đàn thường niên lần thứ 3 của VCCCAR – 25 tháng  6 năm 2012

Giá trị kinh tế của các cơ sở hạ tầng tự nhiên và nhân tạo miền biển

Báo cáo xây dựng trên cơ sở ấn bản trước đó đánh giá về mặt kinh tế của các cơ sở hạ tầng tự nhiên (Phần I). Báo cáo xem xét các báo cáo và đánh giá gần đây có các đánh giá về một loạt các cơ sở hạ tầng nhân tạo miền biển trong đó có rất nhiều trường hợp có mối liên hệ với các rủi ro về biến đổi khí hậu. Tài liệu này cũng lập luận rằng cần phải hiểu rõ hơn về các nguy cơ và các rủi ro mà các cơ sở hạ tầng này có thể phải gánh chịu do các áp lực khác nhau và thay đổi không ngừng tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Giá trị kinh tế của các cơ sở hạ tầng tự nhiên và nhân tạo miền biển (Phần 2: Các cơ sở hạ tầng nhân tạo miền biển), Sally Kirkpatrick, Mạng lưới Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu của Úc về Định cư và Cơ sở Hạ tầng (ACCARNSI),Viện Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia (NCCARF), Úc, tháng 3, 2012 [2.96 MB, PDF]

Giám sát thích ứng và đánh giá phát triển

Tài liệu thảo luận một số các vấn đề chủ trốt liên quan đến việc đáng giá hoạt động thích ứng và đưa ra một số khó khăn và trở ngại chính trong xây dựng các chỉ số thích ứng. Tài liệu đưa ra một lý thuyết về thay đổi qua đó thấy được việc phát triển và ứng dụng khung này có thể đem lại sự đầu tư cho thích ứng hiệu quả hơn để đạt được phát triển có thể thích ứng với khí hậu.

Giám sát thích ứng và đánh giá phát triển, Nick Brooks và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu dự thảo về Biến đổi Khí hậu của IIED, Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), tháng 11, 2011 [609 KB, PDF]

Phụ nữ đương đầu với thiên tai

Với mục đích hướng đến đối tượng là các chuyên gia hoạt động thực tế, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu, nội dung cuốn sách lấy cơ sở là nghiên cứu thực địa về phụ nữ và giới trong các thảm họa thiên tai của Mỹ. Sách nghiên cứu về các thảo luận xung quanh vấn đề về giới và thiên tai trong vòng 2 thập kỷ qua. Sách là một đánh giá toàn diện (gồm lý thuyết và thực tiễn) về các cách thức giới tạo ra tính dễ bị tổn thương trước thảm họa cũng như khả năng chống chọi trước thảm họa.

Phụ nữ đương đầu với thiên tai: từ tính dễ bị tổn thương đến khả năng chống chọi, Elaine Enarson, Nhà xuất bản Lynne Rienner (LRP), trang 245, 2012 [Tài liệu phải đăng ký]

Quản lý các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm họa tại Châu Á

Tài liệu tóm lược các phát hiện chính đưa ra trong báo cáo đặc biệt của Ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) về các rủi ro của các sự kiện thời tiết và thiên tai khắc nghiệt để cải tiến các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu (báo cáo SREX) trên góc độ Châu Á. Tài liệu mong muốn làm rõ hơn các phát hiện quan trọng này của báo cáo SREX cho các nhà hoạch định chính sách tại Châu Á đồng thời giúp trang bị tốt hơn cho các nhà hoạch định chính sách để có thể đưa ra được các khoản đầu tư hiệu quả giảm được rủi rỏ thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Quản lý các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai tại Châu Á: Bài học từ các báo cáo SREX của IPCC, Mạng lưới Tri thức Phát triển và Khí hậu (CDKN), Anh, 2012 [2.29 MB, PDF]

Phân bổ dân số, di cư và biến đổi khí hậu

Báo cáo liên hệ giữa các biến đổi về không gian dự đoán trước trong các tác động của biến đổi khí hậu với sự phân bỏ dân số nước Úc và giải thích các các tác động có thể xảy ra trong tương lai cho các mô hình tương lai cho việc phân bổ dân số và di cư trong nước Úc. Tài liệu lập luận rằng trong khi đã có sự thống nhất rõ ràng trên khía cạnh khoa học về biến đổi đổi khí hậu cũng như rất nhiều các bằng chứng về tác động trong tương lai gây ra do biến đổi khí hậu, thì vẫn còn tồn tại sự không chắc chắn  về các tác động này chủ yếu là về bản chất chính xác, mức độ nghiêm trọng và vị trí của biến đổi khí hậu.

Tìm hiểu phân bổ dân số, di cư và biến đổi khí hậu tại Úc, Graeme Hugo, Mạng lưới Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Úc về Định cư và Cơ sở hạ tầng (ACCARNSI), Viện Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu (NCCARF), Úc, tháng 3, 2012 [3.00 MB, PDF]

Diễn đàn thường niên lần thứ 3 của VCCCAR – 25 tháng  6 năm 2012

Diễn đường thường niên lần thứ 3 của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu bang Victoria (VCCCAR) sẽ được tổ chức tại Sebel Albert Park, Melbourn ngày 25 tháng 6 năm 2012. Diễn đàn nhằm giới thiệu nghiên cứu về thích ứng biến đổi khí hậu tại Trung tâm VCCCAR, qua các báo cáo này đã có được sự tham gia của các chuyên gia về thích ứng biến đổi khí hậu hàng đầu nhằm giúp chính phủ và cộng đồng bang Victoria thích ứng tốt hơn với những tác động của biến đổi khí hậu.

Diễn đàn thường niên lần thứ 3 của VCCCAR, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu bang Victoria (VCCCAR), Sebel Albert Park, Melbourne, Úc, 25 tháng 6, 2012

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ chủ biên, Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Viện Nautilus và các cơ quan thông tin liên kết

Để đăng ký nhận bản tin và thông báo không tiếp tục nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin được xuất bản 2 tuần một lần của Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững.