Ngày 8 tháng 9 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 8 tháng 9 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, September 08, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-8-thang-9-nam-2009/

Ngày 8 tháng 9 năm 2009

  1. Kế hoạch quản lý biến đổi khí hậu – Vùng Đông Nam Queensland
  2. Tiến tới các thành phố trung hòa về khí hậu: Triển vọng khu vực
  3. Các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Mỹ
  4. Chi phí thích ứng: Sự phê bình về các ước tính của UNFCCC
  5. Xóa bỏ khoảng trống – Đạo đức của biến đổi khí hậu
  6. Tăng cường bền vững trong thời khủng hoảng – Hội nghị

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet, Tiến triển của thích ứng dựa vào cộng đồng – Jessica Ayers, Saleem Huq và Tim Forsyth

Kế hoạch quản lý biến đổi khí hậu – Vùng Đông Nam Queensland

Kế hoạch quản lý biến đổi khí hậu của vùng Đông Nam Queensland (Australia) bao gồm các kế hoạch được đề xuất – ‘các hành động dự thảo’ – để làm giảm sự phát thải và giúp khu vực này trở nên ứng phó tốt hơn đối với các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện nay kế hoạch này đang sẵn sàng cho trưng cầu dân ý. Kế hoạch dự thảo có thể gửi tới trước ngày 11 tháng 9 năm 2009.   

Dự thảo về kế hoạch quản lý biến đổi khí hậu vùng Đông Nam Queensland, Sở cơ sở hạ tầng và quy hoạch, Thành phố Đông Queensland, Chính phủ Queensland, Australia, tháng 7 năm 2009 [989 KB, PDF]

Tiến tới các thành phố trung hòa về khí hậu: Triển vọng khu vực

Bài viết phác họa về việc một số các hành động nhất định (tăng trưởng thông minh, tăng cường các khoảng không với cây xanh, hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà, và một số hành động khác) ở cấp độ thành phố có thể làm nâng cao tổng thể sự bền vững đô thị như thế nào. Bài viết tranh luận rằng làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và làm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở các thành phố là những bước chủ chốt để đạt được những cam kết của Nghị định thư Kyoto cũng như giai đoạn sau-Kyoto.    

Tiến tới các thành phố trung hòa về khí hậu: Triển vọng khu vực, Xem xét các kết quả của hội thảo về ‘Các thành phố trung hòa về khí hậu’, Ủy ban kinh tế cho châu Âu, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, tháng 7 năm 2009 [85.2 KB, PDF]

Các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Mỹ

Báo cáo tóm tắt những gì biết được về những hậu quả quan sát thấy và được dự đoán của biến đổi khí hậu ở Mỹ. Báo cáo tập trung vào các tác động của biến đổi khí hậu ở các khu vực khác nhau của nước Mỹ và về hàng loạt các lĩnh vực khác của kinh tế như nước, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, các hệ sinh thái, sức khỏe, và xã hội.

Các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Mỹ, Thomas R. Karl, Jerry M. Melillo, và Thomas C. Peterson (các biên tập viên), Chương trình nghiên cứu của Mỹ về sự thay đổi toàn cầu, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, New York, Mỹ, 2009 [13.0 MB, PDF]

Chi phí thích ứng: sự phê bình các ước tính của UNFCCC

Nghiên cứu cân nhắc những điểm mạnh và điểm yếu một cách tương đối của UNFCCC (Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu) trong việc ước tính về các chi phí thích ứng. Nó xác định các bước nào có thể tiến hành để có thể cải thiện được sự hiểu biết về vấn đề. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết cho những biện pháp tinh lọc minh bạch trong việc phản hồi lại với biến đổi khí hậu.

Đánh giá chi phí của thích ứng với biến đổi khí hậu: Xem xét lại UNFCCC và các ước tính hiện nay, Martin Parry và nnk., Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (Vương quốc Anh) và Viện Grantham về biến đổi khí hậu, Trường cao đẳng Hoàng gia London (Vương quốc Anh), tháng 8 năm 2009 [1.95 MB, PDF]

Xóa bỏ khoảng trống – đạo đức của biến đổi khí hậu

Báo cáo tập trung vào các khía cạnh về con người của biến đổi khí hậu. Nó khảo sát về vấn đề đạo đức của biến đổi khí hậu, giảm thiểu, và thích ứng, bao gồm khoảng trống trung thực giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Báo cáo tranh luận rằng giải pháp duy nhất đối với biến đổi khí hậu là sự chuyển đổi nhanh chóng tới một nền kinh tế toàn cầu carbon thấp, để các hành động thích ứng có thể thực thi được.

Xóa bỏ các khoảng trống: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu ỏ các nước đang phát triển, Linda Starke (biên tập viên), Ủy ban về biến đổi khí hậu và phát triển, Stockholm, Thụy Điển, 2009 [3.44 MB, PDF]

Tăng cường bền vững trong thời khủng hoảng – Hội nghị

Hội nghị này sẽ diễn ra từ 22-25 đến tháng tháng 8 năm 2010 tại Đức. Hội nghị này sẽ tập trung vào các chủ đề khác nhau, bao gồm: biến đổi khí hậu – nguyên nhân, các tác động, giảm thiểu, và thích ứng; năng lượng – năng lượng tái tạo, các dòng năng lượng, đỉnh điểm khai thác dầu, các chính sách khuyến khích phát triển xanh, năng lượng và entropy, năng lượng thay thế và công nghệ phân phối năng lượng. Có thể gửi tóm tắt thuyết trình tới trước 31 tháng 10 năm 2009.

Hội nghị ISEE 2010: Tăng cường bền vững trong thời khủng hoảng, Hiệp hội Quốc tế cho Kinh tế Sinh thái (ISEE), Oldenburg và Bremen, Đức, 25-26 tháng 8, 2010

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet, Tiến triển của thích ứng dựa vào cộng đồng – Jessica Ayers, Saleem Huq và Tim Forsyth

Jessica Ayers và Tim Forsyth, làm việc với Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) tại Đại học London, và Saleem Huq, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Vương Quốc Anh viết, “Trong khi vẫn còn là cách tiếp cận tương đối mới đối với việc thích ứng biến đổi khí hậu, chương trình nghị sự CBA (Thích ứng dựa vào cộng đồng) đã tăng trưởng cả về quy mô lẫn tầm quan trọng trong các năm qua. Từ năm 2005 đến nay đã có ba hội nghị quốc tế về CBA, và các dự án hoạt động ở trong các cộng đồng bị tổn thương ở cả các nước đang phát triển và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề chưa được giải đáp hết: Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng là gì (chống đỡ với việc ngày càng có nhiều sự biến đổi khí hậu chung?) Chúng ta phải làm như thế nào? Ai hoặc những gì cần phải thích ứng? CBA phù hợp với các chính sách và chương trình thích ứng ở quy mô lớn hơn như thế nào? Bài viết này nhìn đến các tiến triển về CBA trong những năm qua, và xem xét những thách thức vẫn còn lại cho những ai tham gia vào CBA.”

Tiến triển về thích ứng dựa vào cộng đồng – Jessica Ayers, Saleem Huq, và Tim Forsyth, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London của Đại học London, và Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Vương Quốc Anh, Báo cáo đặc biệt của AdaptNet 09-06-S-Ad, 8 tháng 9 năm 2009