Ngày 5 tháng 5 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 5 tháng 5 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, May 05, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-5-thang-5-nam-2009/

Ngày 5 tháng 5 năm 2009

  1. Cân bằng giữa thích ứng và giảm nhẹ – Mỹ và Australia
  2. Biến đổi khí hậu ở các thành phố – Đánh giá tổng hợp
  3. Tình trạng các thành phố của thế giới năm 2008/2009
  4. Tài chính vi mô và thích ứng biến đổi khí hậu
  5. Biến đổi khí hậu – Hiểu được các nhận thức của nông dân
  6. Cuộc thi các ý tưởng về mực thủy triểu dâng

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet: Tuyên bố gói hành động của Nottingham – Laurie Newton

Cân bằng giữa thích ứng và giảm nhẹ – Mỹ và Australia

Nghiên cứu xem xét các chính sách và thực tiễn quy hoạch liên quan đến biến đổi khí hậu ở Mỹ và Australia. Nghiên cứu này cũng tìm hiểu rõ các chính sách tập trung vào thích ứng, giảm nhẹ hoặc cả hai và các thực tiễn này có đặt việc giảm nhẹ và thích ứng vào mối bất hòa tiềm năng với nhau hay không. Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng một nửa các hành động xác định được có chứa đựng các mâu thuẫn tiềm năng để đạt được thích ứng và giảm nhẹ một cách đồng thời.    

Lề thói đô thị và biến đổi khí hậu: Cân bằng giữa thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Mỹ và Australia, Elisabeth M. Hamin và Nicole Gurran, Habitat Quốc tế, tập 33, tr. 238-245, 2009 [yêu cầu đăng ký]

Biến đổi khí hậu ở các thành phố – Đánh giá tổng hợp

Bài viết xem xét các thách thức biến đổi khí hậu mà các thành phố phải đối mặt. Bài viết giới thiệu hệ thống đánh giá tổng hợp để phân tích biến đổi khí hậu ở các thành phố. Bài viết giúp các kỹ sư và các nhà quy hoạch đô thị hiểu tốt hơn về hệ thống mà họ chịu trách nhiệm và hỗ trợ chúng để tạo nên các hệ thống đô thị bền vững hơn. 

Kế hoạch thiết kế cho đánh giá tổng hợp về biến đổi khí hậu trong các thành phố, Richard Dawson và nnk., Bài viết số 129, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall, Vương quốc Anh, tháng 2 năm 2009 [1.57 MB, PDF]

Tình trạng các thành phố của thế giới năm 2008/2009

Báo cáo này thông qua khái niệm ‘Các thành phố hài hòa’ như là công cụ vận hành để đương đầu với các thách thức quan trọng nhất mà các khu đô thị phải đối mặt và các quá trình phát triển của chúng. Báo cáo tập trung vào 3 lĩnh vực chính: sự hài hòa về không gian hoặc khu vực, sự hài hòa về xã hội, và sự hài hòa về môi trường. Báo cáo đề cập đến những mối quan tâm quốc gia bằng cách tìm kiếm các giải pháp ở cấp thành phố.

Tình trạng các thành phố của thế giới năm 2008/2009 – Các thành phố hài hòa, Eduardo López Moreno và nnk., Earthscan (nhà xuất bản), Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (UN-HABITAT), Kenya, 2008 [23.5 MB, PDF]

Tài chính vi mô và thích ứng biến đổi khí hậu

Bài viết thăm dò các mối liên kết giữa tài chính vi mô, sự giảm bớt tính tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nó thảo luận về các khả năng sử dụng tài chính vi mô như là công cụ để làm giảm bớt tính tổn thương của con người do biến đổi khí hậu gây ra. Bài viết cũng nhấn mạnh đến các cơ hội và rủi ro đổi với việc làm giảm tính tổn thương trong các cộng đồng dân cư nghèo nhất của thế giới. 

Tài chính vi mô và thích ứng biến đổi khí hậu, Anne Hammill, Richard Matthew và Elissa McCarter, Bản tin IDS, Tập 39, Số 4, Viện nghiên cứu phát triển, 2008 [95.6 KB, PDF]

Biến đổi khí hậu – Hiểu được các nhận thức của Nông dân

Nghiên cứu nhằm thu được các nhận biết thấu đáo từ kinh nghiệm của các nông dân qua việc khảo sát các hộ gia đình nông dân sống ở lưu vực sông Limpopo của Nam Phi. Nghiên cứu khảo sát các nhận thức của người nông dân phù hợp như thế nào với các dữ liệu khí hậu thu được tại các trạm khí tượng trong khu vực, và đưa ra các phân tích về các phản hồi thích ứng của nông dân đối với biến đổi khí hậu và tính biến đổi của nó.    

Hiểu được các nhận thức của Nông dân và thích ứng với biến đổi khí hậu và tính biến đổi: Trường hợp của lưu vực sông Limpopo, Nam Phi, Glwadys Aymone Gbetibouo, Bài thảo luận số 00849 của IFPRI, Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), tháng 2 năm 2009 [313 KB, PDF]

Cuộc thi các ý tưởng về mực thủy triều dâng

Cuộc thi này nhằm tìm kiếm bất kỳ ý tưởng/khái niệm nào mà đề cập đến mực nước biển dâng, từ mức độ thực tế và khiêm tốn nhất đến các tưởng tượng và tham vọng táo bạo nhất. Mỗi đề xuất sẽ được hiểu như là phần của một bộ sáng kiến để giúp các cộng đồng thích ứng với các ảnh hưởng của mực nước biển dâng. Để biết thêm thông tin, xin mời vào trang web dưới đây.

Cuộc thi quốc tế về các ý tưởng phản hồi cho mực nước biển dâng ở Vịnh San Francisco Bay và các vùng xung quanh, Ủy ban bảo tồn và phát triển Vịnh San Francisco (BCDC), California, Mỹ, tháng 5, 2009

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet: Tuyên bố gói hành động của Nottingham – Laurie Newton

Laurie Newton, nhân viên dự án của nhà chức trách địa phương cho Chương trình Tác động Khí hậu của Vương quốc Anh (UKCIP) viết, “Tuyên bố gói hành động Nottingham (NDAP) là công cụ trên mạng cung cấp hướng dẫn về phát triển các kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu cho các nhà chức trách địa phương, bao gồm cả giảm nhẹ và thích ứng. Nó được xây dựng xung quanh cách tiếp cận quản lý dự án tiêu chuẩn, đặc biệt là đã sử dụng trong Chương trình quản lý Carbon của các nhà chức trách địa phương thuộc tổ chức Carbon Trust (LACMP). NDAP bao gồm 5 giai đoạn: khởi động, đánh giá tình hình hiện tại và tương lai có thể, phát triển biện pháp tiếp cận chiến lược, chuẩn bị kế hoạch hành động, và thi hành. NDAP được tổ chức xung quanh 3 vai trò chính của các nhà chức trách địa phương: các nhà quản lý bất động sản (đối với thích ứng, điều này được cho là bao gồm tất cả các chức năng tự trị); các nhà cung cấp dịch vụ; và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Tất cả hướng dẫn thích ứng đều dựa vào cách tiếp cận trên cơ sở

Tuyên bố gói hành động của Nottingham (NDAP), Laurie Newton, Báo cáo đặc biệt của AdaptNet 09-03-S-Ad, 05 tháng 5, 2009