Ngày 27 tháng 10 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 27 tháng 10 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, October 27, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-27-thang-10-nam-2009/

Ngày 27 tháng 10 năm 2009

  1. Các nguyên lý về sự tổn thương ở vùng ven biển do biến đổi khí hậu – Australia
  2. Khung đánh giá rủi ro: Buenos Aires, Delhi, Lagos, New York
  3. Các viễn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu – Google Earth
  4. Địa kỹ thuật khí hậu: Khoa học, quản lý và sự không chắc chắn
  5. Khí hậu và năng lượng của Trung Quốc – vấn đề khó xử cho an ninh
  6. Sự kiện nghiên cứu môi trường 2010 – Đại học CQ, Australia

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet: Quy tụ bão: Các thành phố của Châu Á Thái Bình Dương sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu? – Joan Diamond, Peter Hayes, Jane Mullett, Felicity Roddick, và Tim Savage.

1. Các nguyên lý về sự tổn thương ở vùng ven biển do biến đổi khí hậu – Australia

Bài viết xem xét các nghiên cứu về sự tổn thương ở các vùng ven biển Australia. Các nghiên cứu này nhìn chung không tính đến các giai đoạn thay đổi của khí hậu trong nhiều thập kỷ. Bài viết tranh luận rằng các khu bảo tồn ở ven biển Australia sẽ phải chuyển đến vùng đất liền (như cách xây dựng các công trình chuyển dịch ở Mỹ) nhằm duy trì các bãi biển và các chức năng tự nhiên của các hệ sinh thái ven biển.   

Các nguyên lý tổn thương vùng ven biển do biến đổi khí hậu, Peter Helman và Rodger Tomlinson, Bài viết trình bày tại Hội nghị vùng ven biển Queensland – 2009, Trung tâm Griffith về quản lý vùng ven biển, Đại học Griffith, Gold Coast, Queensland, Australia, 2009 [208 KB, PDF]

2. Khung đánh giá rủi ro: Buenos Aires, Delhi, Lagos, New York

Báo cáo phát triển khung đánh giá rủi ro cho các vùng đô thị bằng cách tập trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Nó kiểm tra khung đánh giá rủi ro cho 4 thành phố lớn về mặt địa lý như: Buenos Aires, Delhi, Lagos, và New York. Bài viết xác định các cách thức quy hoạch thích ứng, như là sự phản hồi cần thiết cho biến đổi khí hậu ở phạm vi thành phố.

Khung đánh giá rủi ro cho các thành phố: Buenos Aires, Delhi, Lagos, và New York, Shagun Mehrotra và nnk., Mạng lưới nghiên cứu biến đổi khí hậu đô thị (UCCRN), Đại học Columbia, 2009 [9.03 MB, PDF]

3. Các viễn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu – Google Earth

Như là bài tập nâng cao nhận thức trước Hội nghị về khí hậu vào tháng 12 tới (COP-15) ở Copenhagen, các viễn cảnh về sự biến đổi khí hậu toàn cầu từ Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC hiện nay có thể xem trong Google Earth. Người xem có thể thăm dò các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu về Trái đất và tìm ra vài giải pháp có thể cho việc thích ứng và giảm thiểu.

Biến đổi khí hậu trong Google Earth, Google Earth, 2009

4. Địa kỹ thuật khí hậu: khoa học, quản lý và sự không chắc chắn

Báo cáo cung cấp thông tin về các phương diện khoa học và kỹ thuật của địa kỹ thuật, và góp phần vào cuộc tranh luận về chính sách khí hậu. Nó chia các biện pháp địa kỹ thuật thành hai cấp hạng cơ bản: loại bỏ carbon dioxide (CDR), và quản lý sự bức xạ mặt trời (SRM). Báo cáo cung cấp cái nhìn về việc địa kỹ thuật sẽ đóng vai trò như thế nào hay không khi đề cập đến biến đổi khí hậu.

Địa kỹ thuật khí hậu: Khoa học, quản lý và sự không chắc chắn, Tài liệu chính sách RS 10/09, Xã hội Hoàng gia, London, Vương quốc Anh, tháng 9, 2009 [4.55 MB, PDF]

5. Khí hậu và năng lượng của Trung Quốc – vấn đề khó xử cho an ninh

Bài viết xem xét những phát triển mới nhất trong lĩnh vực khí hậu và năng lượng ở Trung Quốc. Nó tranh luận rằng trong khi có các chỉ thị về sự nhận thức và sự tham vọng về chính trị là đáng kể, những khó xử của Trung Quốc về an ninh năng lượng và khí hậu liên quan đến cuộc tranh đấu về con đường dẫn đến sự phát triển phát thải ít carbon ở giữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Vấn đề khó xử cho an ninh và năng lượng của Trung Quốc: Tạo ra một lối đi mới cho sự tăng trưởng kinh tế, Karl Hallding, Guoyi Han, và Marie Olsson, Tạp chí về các vấn đề hiện hành của Trung Quốc, tập 3, tr. 119-134, 2009 [237 KB, PDF]

6. Sự kiện nghiên cứu môi trường năm 2010 – Đại học CQ, Australia

Sự kiện này (Nghiên cứu môi trường 2010) sẽ diễn ra từ ngày 27-30 tháng 6 năm 2010 tại Đại học Central Queensland, Rockhampton, Queensland, Australia. Chủ đề cho sự kiện này bao gồm: biến đổi khí hậu, giáo dục và chính sách, sự bền vững về kinh tế, nước, chất thải, năng lượng, và cải tạo. Các bản tóm tắt trình bày có thể gửi đến trước ngày 07 tháng 12 năm 2009.

ERE 2010 ‘Những chuyển tiếp tới một tương lai bền vững’, Sự kiện nghiên cứu môi trường (ERE), Đại học Central Queensland, Rockhampton, Queensland, Australia, 27-30 tháng 6, 2010

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet: Quy tụ bão: Các thành phố của Châu Á Thái Bình Dương sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu? – Joan Diamond, Peter Hayes, Jane Mullett, Felicity Roddick, và Tim Savage

Joan Diamond, Peter Hayes, Jane Mullett, Felicity Roddick và Tim Savage viết, “Dựa vào các viễn cảnh, chúng ta lạc quan rằng nó thực sự là có thể cho các thành phố trong khu vực này thích ứng được với biến đổi khí hậu. Các thách thức được xác định bởi những người tham gia là rất to lớn, nhưng trong tình hình nguy kịch này, họ đã tìm ra cách vượt qua nhiều trở ngại gây nản chí nhất. Trong bối cảnh này, kết quả của chương trình tọa đàm là đã gây cảm hứng cho nhiều người tham gia trở về với thông điệp: thời điểm để thích ứng là bây giờ, và một trong các cách tốt nhất để tiến tới là các thành phố phải hợp tác với nhau.”

Quy tụ bão: Các thành phố của Châu Á Thái Bình Dương sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu? – Joan Diamond, Peter Hayes, Jane Mullett, Felicity Roddick và Tim Savage, Viện Nautilus và Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu, Đại học RMIT, Báo cáo đặc biệt của AdaptNet 09-07-S-Ad, 27 tháng 10, 2009