Ngày 26 tháng 02 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 26 tháng 02 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, February 26, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-26-thang-02-nam-2008/

Ngày 26 tháng 02 năm 2008

1. Đe dọa thời tiết và Hành động Đô thị Các thành phố Australia

Bài viết này xem xét `thay đổi khí hậu’ và `mất an ninh năng lượng’ như là những đe dọa sinh thái thực tế tới sự ổn định và ổn định của hệ thống đô thị Australia. Bài viết tìm kiếm biện pháp can thiệp về tranh luận về tính cố định, chủ nghĩa đô thị Australia: tính ổn định của hình mẫu ngoại thành mà đa số người dân Australia đang sống.

Tình trạng báo động ở các thành phố của Australia: Đe dọa thời tiết và Hành động Đô thị, Brendan Gleeson, Bài viết số 8, Chương trình Nghiên cứu độ thị, Trường đại học Griffith, Brisbane, Australia, tháng 11 năm 2007 [PDF]

2. Có thể có được bao nhiêu năng lượng tái sinh trong tương lai?

Các bối cảnh là công cụ quan trọng để giải quyết sự phức tạp và tính bất định trong tương lai. bài viết này khái quát và tổng hợp các kết quả đã được công bố trong các bối cảnh năng lượng toàn cầu từ năm 2030 đến 2050 trên thế giới, ở Châu Âu, và một số quốc gia lựa chọn. Bài viết tập trung phân tích cơ cấu của năng lượng tái sinh trong tương lai với các bối cảnh cụ thể và các mục tiêu chính sách.

Năng lượng tái sinh trong tương lai: Mục tiêu, Bối cảnh, và Hướng phát triểns, Eric Martinot và các cộng sự, Tạp chí hàng năm Môi trường và Tài Nguyên*, vol. 32, 2007 [PDF]
* Cần phải đăng ký

3. Sự lo ngại về thời tiết và tương lai thời tiết

Bài viết này đề xuất rằng để hiểu biết những sự lo lắng hiện nay về thời tiết, chúng ta cần có nghiên cứu sâu hơn về lịch sử và văn hóa về khí hậu và ý nghĩa của nó đối với xã hội hơn là những đánh giá khoa học thông thường, chẳng hạn như IPCC. Bài viết thể hiện cách chúng ta đọc về thời tiết và thay đổi thời tiết đã, đang thay đổi và tiếp tục thay đổi với sự ràng buộc về văn hóa, lịch sử cụ thể.

Sự tấn công của thời thiết: Bài diễn thuyết về mối đe dọa và sự tan biến của chúng, (trên trang báo), Mike Hulme, Bài viết đã gửi cho Tạp chí Địa lý, tháng 11 năm 2007 [PDF]

4. Tính toán chi phí thay đổi khí hậu – Báo cáo của EEA

Báo cáo này khái quát, phân tích và thảo luận về vấn đề phương pháp liên quan đến chi phí phi hoạt động và chi phí thích ứng để phục vụ cho mô hình hóa thay đổi khí hậu. Bài viết kết luận rằng: trong khi những ảnh hưởng kinh tế vẫn chưa chắc chắn, Địa Trung Hải và Châu Âu sẽ là những nơi bị ảnh hưởng xấu nhất, và thích ứng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giảm chi phí kinh tế.

Thay đổi khí hậu: Chi phí phi hoạt động và Chi phí thích ứng, Báo cáo kỹ thuật số 13/2007, Cơ quan Môi trường Châu Âu, Copenhagen, December 2007 [PDF]

5. Phát triển mới trong chính sách thay đổi khí hậu ở Trung Quốc

Thay đổi khí hậu là thay thức phổ biến trên toàn thế giới và Trung Quốc là một quốc gia chính trong cách thức quản lý thời tiết quốc tế. Bài viết này tìm hiểu những lĩnh vực chính liên quan đến xây dựng chính sách thời tiết ở Trung Quốc. Bài viết thảo luận những phát triển gần đây trong chính sách thay đổi thời tiết ở Trung Quốc.

Phát triến mới trong chính sách thay đổi thời tiết ở Trung Quốc, Yang Zhang và Yongnian Zheng, Trường Đại học New South Wales, Các bài viết của Khoa Luật – Bái viết số 73, Australia, tháng 12 năm 2007 [PDF]

6. Hội nghị Cầu nối Khoảng cách – Slovenia, Portorož

Hội nghị Cầu nối Khoảng cách lần thứ tư sẽ được diễn ra tại Slovenia, Portorož từ ngày 14-16 tháng 5 năm 2008. Hoạt động này sẽ hướng vào năm chủ đề, bao gồm một chủ đề về thích ứng với thay đổi khí hậu. Các cá nhân tham gia sẵn sàng cung cấp thông tin để làm poster và tóm tắt (tối đa 500 từ) vào ngày 01 tháng 3 năm 2008.