Ngày 24 tháng 11 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 24 tháng 11 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 24, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-24-thang-11-nam-2009/

Ngày 24 tháng 11 năm 2009

  1. Lộ trình cho các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu – Australia
  2. Các phương diện xã hội của biến đổi khí hậu ở các khu đô thị
  3. Thích ứng ở vùng châu thổ Mekong – Các ý tưởng và chính sách
  4. Biến đổi khí hậu, lũ lụt và an ninh lương thực
  5. Điều tiết di dân để thúc đẩy thích ứng
  6. Diễn đàn Quốc tề về giảm nhẹ rủi ro thiên tai Tornado

1. Lộ trình cho các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu – Australia

Bài viết xem xét các nguyên lý thiết kế thụ động thường thấy ở các tòa nhà di sản từ thời trước khi có điều hòa, dựa trên việc tránh nhiệt và tạo ra điện từ các động cơ tự nhiên. Nó kết luận với một số các khuyến nghị cho một lộ trình tổng thể để tiến tới các công trình không carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển Lộ trình Tổng thể cho các Công trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu , Steffen Lehmann (Đại học Newcastle, Australia), Tạp chí Công trình Xanh, tập 4, số 3, Nhà xuất bản College,2009 [yêu cầu đăng ký]

2. Các phương diện xã hội của biến đổi khí hậu trong các khu đô thị

Bài viết xem xét các ngụ ý của biến đổi khí hậu cho vấn đề phúc lợi xã hội và phát triển trong các khu vực đô thị của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, với chú trọng tới sự hiểu biết về các tác động của biến đổi khí hậu lên những người dân dễ bị tổn thương nhất. Nó xác định được các chiến lược đối phó đang tồn tại mà chúng dựa vào các mạng lưới xã hội và các sự tương tác, và xem xét làm thế nào để những điều này có thể được phát triển và đẩy mạnh các cơ chế tiên phong hơn cho thích ứng.

Các phương diện của biến đổi khí hậu ở các khu đô thị ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Sheridan Bartlett và nnk., Tiều luận nghiên cứu về đô thị lần thứ năm, Pháp, 2009 [601 KB, PDF]

3. Thích ứng ở vùng châu thổ Mekong – các ý tưởng và chính sách

Bài viết phân tích những hữu ích của các khung lý thuyết đang tồn tại trong lĩnh vực thích ứng, sử dụng ví dụ của các viện nghiên cứu ở vùng châu thổ Mekong. Bài viết tranh luận rằng ý tưởng của ‘các chu kỳ làm mới thích ứng’ cung cấp được những thông tin bổ ích. Tuy nhiên, báo cáo bổ sung rằng ý tưởng cần phải được bổ sung và làm cụ thể thêm nhằm cung cấp các hướng dẫn có thể chuyển giao được cho sự thích ứng có sự phòng ngừa cẩn thận.  

Phòng tránh khủng khoảng và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các  hệ thống song phương Xã hội-Sinh thái ở vùng châu thổ Mekong, Việt Nam: Sự cần thiết cho việc tư duy lại các ý tưởng và chính sách, Matthias Garschagen, Viện nghiên cứu Môi trường và an ninh con người, Đại học của Liên Hợp Quốc, Bonn, Đức, 2009 [1.26 MB, PDF]

4. Biến đổi khí hậu, lũ lụt và an ninh lương thực

Bài viết xem xét các vấn đề có tương quan với nhau của an ninh lương thực trong phương diện của biến đổi khí hậu ở Nam Á, với dẫn chứng đặc biệt về lũ lụt ở Bangladesh. Bài viết tranh luận rằng, các thủ tục hiện nay để chuyển các quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế, làm cách ly hàng loạt các nhóm người dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và có thể làm trầm trọng thêm các khủng hoảng xã hội ở Nam Á.

Biến đổi khí hậu, Lũ lụt và an ninh lương thực ở Nam A, Ian Douglas, An ninh lương thực, tập 1, số 2, tr. 127–136, Springer Netherland, 2009 [yêu cầu đăng ký]

5. Điều tiết di dân để thúc đẩy thích ứng

Báo cáo xem xét các tài liệu về: biến đổi khí hậu và di cư; tái định cư; di cư và phát triển; và di cư môi trường và các xung đột trầm trọng. Báo cáo xem xét các bài học nổi bật từ các nghiên cứu về di cư và phát triển. Báo cáo tranh luận rằng có các tiềm năng đáng kể để trang bị cho di cư để thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu ở các cộng đồng.   

Điều tiết di dân để thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, Jon Barnett và Michael Webber (Đại học Melbourne, Australia), Ủy ban về biến đổi khí hậu và phát triển, 2009 [545 KB, PDF]

6. Diễn đàn quốc tế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai Tornado

Diễn đàn này sẽ diễn ra ở Dhaka, Bangladesh từ ngày 13-14 tháng 12 năm 2009. Diễn đàn này nhằm: hiểu được các rủi ro thiên tai khắc nghiệt do các cơn bão gây ra ở Bangladesh; nâng cao nhận thức về các rủi ro ở các mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế; và phát triển một chiến lược để giảm các rủi ro qua việc tích cực ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chuyên gia, các nhà thực nghiệm và những người quyết định chính sách ở các mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Diễn đàn Quốc tế về giảm rủi ro thiên tai Tornado cho Bangladesh – để chống lại với các thiên tai khắc nghiệt đang bị thờ ơ, Chương trình COE toàn cầu của Đại học Bách khoa Tokyo, Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Châu Á, Chính phủ Bangladesh, Trung tâm chuẩn bị cho thiên tai Bangladesh, và Hội Quốc tế về kỹ thuật gió, Dhaka, Bangladesh, 13-14 tháng 12, 2010