Ngày 20 tháng 5 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 20 tháng 5 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, May 20, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-20-thang-5-nam-2008/

Ngày 20 tháng 5 năm 2008

1. Trách nhiệm của tổ chức Nhân quyền Australia hành động với biến đổi khí hậu

Bài viết này xem xét khía cạnh nhân quyền trong vấn đề biến đổi khí hậu. Bài viết chỉ ra Australia phải làm gì để làm tròn trách nhiệm về nhân quyền trong các hành động với biến đổi khí hậu. Bài biết tranh luận rằng phương pháp tiếp cận dựa vào nhân quyền sẽ là một cách hữu hiệu nhất để hành động với biến đổi khí hậu.

Nhân quyền và biến đổi khí hậu: kiến thức cơ bản, Ủy ban Nhân quyền và Công bằng (HREOC),  Sydney NSW, Australia, 2008 [PDF]

2. Biến đổi khí hậu và các thành phố ven biển – Mombasa, Kenya

Mombasa là khu vực cảng biển lớn nhất Đông Phi, không chỉ dùng cho vận chuyển của Kenya mà còn nhiều nước khác không có bờ biển, và phía bắc Tanzania. Bài viết thảo luận những rủi ro thành phố Mombasa sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu. Bài viết nhấn mạnh các giải pháp cần phải thực hiện để giảm tính dễ tổn thương đối với người dân Mombasa với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và các thành phố ven biển: Trường hợp điển hình Mombasa, Kenye, Awuor, Victor Ayo Orindi và Andrew Ochieng Adwera, Trung tâm nghiên cứu công nghệ Châu Phi (ACTS), Nairobi, Kenya, 2007 [PDF]

3. Đánh giá tính dễ tổn thương và thích ứng tại Ấn Độ

Bài viết này đi đến những kết luận quan trọng xuất phát trừ chương trình Thông tin Quốc gia Hàng đầu của Ấn Độ (NATCOM). Bài viết tóm tắt ảnh hưởng của hiển đổi khí hậu đối với ngành nước, nông nghiệp, rừng, khu vực ven biển và sức khỏe con người. Bài biến nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng năng lực thể chế và con người trong đánh giá tính dễ tổn thương và thích ứng ở Ấn Độ.

Những bài học từ đánh giá tính dễ tổn thương và thích ứng từ chương trình Thông tin Quốc gia Hàng đầu của Ấn Độ, Sumana Bhattacharya, Winrock International, bài viết 7, Dự án BASIC, tháng 9 năm 2007 [PDF] 

4. Chiến lược thích ứng kinh tế xã hội với những hiện tượng đặc biệt tại Châu Âu

Bài viết này tập trung vào các hiện tượng đặc biệt và những chiến lược thích ứng liên quan tại Châu Âu. Bài viết đề cập đến tính dễ tổn thương kinh tế của các tác nhân quan trọng về những rủi ro và thiệt hại bằng tiền. Bài viết khuyến nghị rằng chiến lược thích ứng nên dựa vào vấn đề rủi ro và cần cân nhắc cả chi phí dài hạn nhằm hỗ trợ cho việc thích hiệu quả hơn với những hiện tượng này và giảm tính dễ tổn thương ở nhiều khía cạnh.

Đánh giá chiến lượng thích ứng kinh tế xã hội dài hạn đối với hiện tượng đặc biệt tại Châu Ấu, Hochrainer Stefan và Mechler Reinhard, IIASA – Viện quốc tế về phân tích hệ thống ứng dụng, Laxenburg, Áo, 2008 [PDF]

5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với người dân bản địa và truyền thống

Biến đổi khí hậu sẽ gân nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về sinh kế và văn hóa truyền thống đối với người dân bản địa. Mặc dầu những người này đã xây dựng những chiến lược thích ứng đối với những thay đổi này, mức độ ảnh hưởng của những hiểm họa trong tương lai sẽ làm hạn chế năng lực thích ứng của họ. Bài viết tìm hiểu phương pháp văn hóa truyền thống để làm tăng tính hồi phục của người dân bản địa và loại trừ những yếu tổ làm giảm khả năng thích ứng.

Người dân bản địa và truyền thống và biến đổi khí hậu, Mirjam Macchi và các cộng sự, Liên đoàn Quốc tế về bản vệ tự nhiên và Tự nhiên (IUCN), tháng 3 năm 2008 [PDF]

6. Hội thảo – Thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nước

Hội thảo này sẽ diến ra ở Amsterdam, Hà Lan từ ngày 01-02 tháng 7 năm 2008. Hội thảo với mục đích phân tích các khía cạnh về thể chế, chính sách, pháp luật, khoa học và tài chính trong ngành nước, bao gồm cả những vấn đề liên quan như giáo dục. Thông tin thêm về hội thảo mời đọc tại trang web dưới đây.

Hội thảo về thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nước, Ủy ban kinh tế liên hợp quốc của Châu Âu UNECE), Amsterdam, Hà Lan, 01-02 tháng 7 năm 2008

Diễn đàn Chính sách của Adaptnet: Khả năng phục hồi của người dân bản địa Australia với biến đổi khí hậu

Donna Green, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường đại học New South Wales, Australia, viết,

“Kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình làm việc với cộng đồng người dân bản địa ở các khu vực phía Bắc Australia cho thấy rằng vai trò của việc cung cấp thông tin tin cậy cho người dân, cũng như tôn trọng những quan điểm khi hỏi họ về cách thức thích ứng tốt nhất khi những thay đổi này có thể xẩy ra.  Khi có được những thông tin này, người dân bản địa đã hành động một cách mạnh mẽ và rất có kinh nghiệm trong việc này. Tuy nhiên, việc thiếu sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền và các cá nhân trong việc hỗ trợ họ thực hiện việc này vẫn là những cản trở chính”

Khả năng phục hồi của người dân bản địa Australia với biến đổi khí hậu Donna Green, Diễn đàn Chính sách cảu AdaptNet, tháng 5 năm 2008