Ngày 20 tháng 10 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 20 tháng 10 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, October 20, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-20-thang-10-nam-2009/

Ngày 20 tháng 10 năm 2009

  1. Tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu và tổn thương đối với loài người
  2. Thích ứng biến đổi khí hậu của dạng đô thị vùng châu thổ
  3. SolvingGiải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về khí hậu: Cách tiếp cận với ngân sách
  4. Các tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng – Mô hình dựa vào các đại lý
  5. Các xung đột về nhiên liệu sinh học và an ninh cho loài người
  6. Chương trình hợp tác nghiên cứu của UDRI – 2010

1. Tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu và tổn thương đối với loài người

Bài viết tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn tài nguyên nước và ảnh hưởng của nó tới xã hội loài người. Bài viết phát triển một mô hình (chỉ số tổn thương khí hậu) để liên kết các ngành khoa học về khí hậu và xã hội vào việc tiếp cận một chính sách có định hướng. Bài viết đưa ra một đánh giá tổng thể về tính tổn thương của con người do khí hậu và các yếu tố khác gây nên sự thay đổi về mặt xã hội.

Tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu và sự tổn thương của loài người, Sullivan, C.A và C. Huntingford, Đại hội IMACS thế giới lần thứ 18 và MODSIM09 Cairns, Australia, tháng 7, 2009 [392 KB, PDF]

2. Thích ứng biến đổi khí hậu của dạng đô thị vùng châu thổ

Bài viết tập trung vào các xu hướng nổi bật toàn cầu như biến đổi khí hậu và các cơn bão có gió mạnh, cùng với các chính sách tổng hợp và những thực tiễn mà thể hiện sự thích ứng với hệ sinh thái, những kiến thức về xã hội-sinh thái, sử dụng đất thích ứng, giảm thiểu và quản lý. Đặc biệt, bài viết xem xét sự thích ứng của các dạng đô thị cho đến nay. Bài viết sử dụng phương pháp ngoại suy các thông tin này để khuyến nghị cho các thực tiễn sử dụng đất trong tương lai, và áp dụng các thực tiễn này vào các thành phố trên thế giới có các điều kiện tương tự.  

Biến đổi khí hậu và sự ứng phó của New Orleans: sự thích ứng của loại hình đô thị vùng châu thổ, Armando Carbonell và Douglas J. Meffert, Báo cáo dự thảo với hỗ trợ của Viện Lincoln về Chính sách đất được Ngân hàng Thế giới ủy thác, Tập tiểu luận nghiên cứu đô thị lần thứ năm, Pháp, 2009 [672 KB, PDF]

3. Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về khí hậu: Cách tiếp cận với ngân sách

Báo cáo trình bày cách tiếp cận tổng hợp đối với chính sách khí hậu quốc tế, mà có thể cung cấp một định hướng mới cho các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu năm 2009 ở Copenhagen. Giai đoạn khởi đầu là sự tính toán cho lượng CO2 toàn cầu có thể phát thải giữa hiện nay cho đến năm 2050, phù hợp với các điều kiện phòng ngừa. Báo cáo chỉ ra rằng cần có sự đột phá khẩn cấp trong việc đưa ra các quyết định quốc tế về khí hậu và nó không thể thành công mà không có sự cam kết về khả năng lãnh đạo của các nước chủ chốt.

Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về khí hậu: Cách tiếp cận với ngân sách, Báo cáo đặc biệt, Hội đồng tư vấn của Đức về sự thay đổi toàn cầu (WBGU), Berlin 2009 [2.21 MB, PDF]

4. Các tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng – Mô hình dựa vào các đại lý

Báo cáo giải thích một số chi tiết sơ bộ của các mô hình dựa vào các đại lý nguyên mẫu (ABM). Mô hình này được phát triển để khảo sát các tác động biến đổi khí hậu về sự nghèo đói, di cư, sự chết chóc, và những xung đột ở Bangladesh từ 2001 đến 2100. Mô hình ABM này có thể cung cấp các thông tin đầy đủ về các lựa chọn chính sách lâu dài để phản hồi với biến đổi khí hậu cho Bangladesh.   

Các tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng ở Bangladesh: cách tiếp cận dựa vào các đại lý, Angus, S.D, Parris, B. và Hassani-M., B, World Vision Australia và Đại học Monash -Victoria, Đại hội IMACS thế giới lần thứ 18 và MODSIM09 Cairns, Australia, tháng 7, 2009 [632 KB, PDF]

5. Các xung đột về nhiên liệu sinh học và an ninh cho loài người

Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về các vấn đề chính trong sự tranh luận về năng lượng sinh học. Các vấn đề này bao gồm: yêu cầu cho các nhiên liệu sinh học và tác động đa chiều của chúng đối với an ninh – đặc biệt là an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, sử dụng đất, an ninh lương thực và nước, an ninh con người, và các tác động xã hội. Bài viết đề cập đến các nỗ lực đang diễn ra để phát triển và kết hợp chặt chẽ các tiêu chí cho sử dụng bền vững các nhiên liệu sinh học.  

Những xung đột về nhiên liệu sinh học và an ninh cho loài người: Hướng tới vòng đời sản phầm của năng lượng sinh học bền vững và cơ sở hạ tầng, Jürgen Schefran, Swords và Ploughshares, 2009 [126 KB, PDF]

6. Chương trình hợp tác nghiên cứu UDRI – 2010

Viện nghiên cứu thiết kế đô thị (UDRI) thông báo vòng tiếp theo của chương trình hợp tác nghiên cứu nhằm cung cấp cho các học giả, các nhà nghiên cứu và các người thực hành trẻ có những cơ hội để tiến hành nghiên cứu về các vấn đề đô thị hiện nay cũng như các mối quan tâm của Mumbai, Ấn độ. Mời tham gia nộp đơn vào trước ngày 23 tháng 11 năm 2009.

Chương trình hợp tác nghiên cứu của UDRI  – 2010 (Vòng 3), Viện nghiên cứu thiết kế đô thị (UDRI), Gandhi Marg, Kalaghoda, Fort, Mumbai, Ấn độ, 23 tháng 11, 2009