Ngày 2 tháng 12 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 2 tháng 12 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 02, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-2-thang-12-nam-2008/

Ngày 2 tháng 12 năm 2008

  1. Dự đoán những thay đổi về tăng mực nước biển
  2. Các thành phố, Đổi mới và môi trường nhân tạo
  3. Những tác động của biến đổi khí hậu Châu Âu: Đánh giá mới
  4. Các chính sách tài trợ cho những phong trào về biến đổi khí hậu
  5. Kết hợp DRR với thích nghi biến đổi khí hậu: Các triển vọng về giới
  6. Hội nghị về năng lượng và bền vững – Bologna, Ý

1.      Dự đoán những thay đổi về tăng mực nước biển

Thông qua sử dụng dữ liệu của Úc như một ví dụ, bài viết này nghiên cứu về các thái cực của mực nước biển với những dự đoán (không chắc chắn) mực tăng nước biển. Bài viết đưa ra một gợi ý về phương pháp dự đoán khả năng mà một mực nước biển nhất định có thể sẽ vượt quá trong thế kỷ hiện tại, và các mực nước biển được vạch ra nên tăng như thế nào để thích nghi với những rủi ro về mức lũ lụt chấp nhận được.

Các phương pháp dự đoán những thay đổi về các thái cực của mực nước biển dưới điều kiện của mực nước biển đang tăng lên, John Hunter, IPWEA Hội nghị quốc gia về phong trào biến đổi khí hậu, Viện điều hành các công trình công cộng Úc (IPWEA), Úc, Tháng 8 năm 2008 [109 KB, PDF]

2.      Các thành phố, Đổi mới và Môi trường nhân tạo

Bài viết xác định các vấn đề đổi mới hiện tại và đang nổi lên, đồng thời nghiên cứu những thách thức đối với các môi trường thương mại đô thị và môi trường dân cư nhân tạo. Bài viết đánh giá xem môi trường đô thị bền vững nhân tạo sẽ như thế nào trong 10 năm đến 20 năm tới, và ngành công nghiệp môi trường nhân tạo tại Úc cần được đổi mới để đề ra kế hoạch về chính sách của Chính phủ đối với bền vững.

Đổi mới và thành phố: Các thách thức đối với ngành môi trường nhân tạo, Simon Pinnegar, Jane Marceau và Bill Randolph, Tạp chí nghiên cứu số 7, Trung tâm nghiên cứu tương lai thành phố, Đại học New South Wales, Sydney, Úc, Tháng 7 năm 2008 [508 KB, PDF]

3.      Các tác động của biến đổi khí hậu châu Âu: Đánh giá mới

Đây là báo cáo cập nhật trên cơ sở của Báo cáo EEA năm 2004 ‘ Các tác động của biến đổi khí hậu Châu Âu’, đề cập đến các thông tin mới về biến đổi khí hậu tại Châu Âu. Báo cáo xác định các khu vực và các vùng dễ tổn thương nhất trước những biến đổi khí hậu với nhu cầu về thích ứng. Bản báo cáo nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải củng cố công tác kiển soát;  giảm thiểu những bất ổn định của khí hậu và tác động đến công tác xây dựng mô hình.

Các tác động của biến đổi khí hậu Châu Âu – Đánh giá dựa trên các chỉ số 2008, Báo cáo liên cơ quan EEA – JRC – WHO, Cơ quan môi trường Châu ÂU (EEA), Copenhagen, Đan Mạch, Ngày 29 tháng 9 năm 2008

4. Các chính sách tài trợ cho những phong trào biến đổi khí hậu

Bài viết nhấn mạnh đến tính cần thiết phải có sự gia tăng đáng kể về các khoản tài trợ công cộng cho ngiên cứu và phát  triển (R&D) biến đổi khí hậu tại Mỹ. Bài viết xem xét các khả năng khác nhau về việc tạo ra các quỹ công cộng nhằm tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Bài viết phát hiện rằng doanh thu thuế lý tưởng đánh vào lượng khí thải và xăng dầu có thể dùng để tài trợ cho các nghiên cứu và phát triển công cộng về năng lượng sạch.

Các chính sách tài trợ cho phong trào Biến đổi khí hậu, Brian Roach, Tạp chí nghiên cứu số 08-03, Viện Môi trường và Phát triển toàn cầu, Đại học Tufts, Mỹ, Tháng 7 năm 2008 [330 KB, PDF]

5. Kết hợp DRR với thích nghi khí hậu: Các triển vọng về giới

Bản báo cáo mô tả sự liên hệ giữa giảm rủi to thảm hoạ (DRR) và thích nghi biến đổi khí hậu trong khi bàn đến những đóng góp của chúng vào các nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển kinh tế – xã hội Bản báo cáo đề cao các sáng kiến đã và đang được sử dụng thành công sự giảm thiểu rủi ro như là một công cụ đối với thích ứng biến đổi khí hậu;  giảm rủi ro và những tổn thương tại một số vùng trên thế giới.

Các triển vọng về giới: Kết hợp giảm thiểu rủi ro với thích nghi biến đổi khí hậu – Thực hành tốt và các bài học, Chiến lược quốc tế về giảm thiểu thảm hoạ Liên hợp quốc (ISDR), 2008 [3,29 MB, PDF]

6. Hội nghị về Năng lượng và Bền vững – Bologna, Ý

Hội nghị này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn từ học thuật, các ngành và Chính phủ xích lại gần nhau trao đổi về các vấn đề liên quan đến các hệ thống năng lượng như: tính ổn định trong sản xuất năng lượng, phân phối và tích trữ năng lượng, và quản lý năng lượng.

Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Năng lượng và Bền vững, Viện Công nghệ Wessex – Anh, và Đại học New Mexico – Mỹ, Bologna, Ý, 23-25 Tháng 6 năm 2009