Ngày 15 tháng 12 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 15 tháng 12 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 15, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-15-thang-12-nam-2009/

Ngày 15 tháng 12 năm 2009

Chú ý

Đây là bản tin cuối cùng của năm 2009. AdaptNet sẽ tiếp tục lại vào cuối tháng 1 năm 2010. Chúng tôi muốn nhân dịp này cảm ơn sự quan tâm của quý vị, những đóng góp và ủng hộ khích lệ trong suốt năm 2009. Quý vị là một trong số hơn 1000 người đăng ký bản tin AdaptNet trên năm nước. Vì vậy, chúng tôi sẽ cảm kích nếu nhận được phản hồi của quý vị về việc AdaptNet hiện nay được sử dụng như thế nào và làm thế nào để có thể cải thiện tốt hơn trong tương lai. Quý vị có thể gửi nhận xét cho chúng tôi, gửi tới:  adaptnet@rmit.edu.au

  1. Kế hoạch NCCARF – Thích ứng về Xã hội, Kinh tế và Thể chế
  2. 100 năm thiệt hại về tài sản do cháy rừng của Australia
  3. Chế độ khí hậu sau 2012 của Châu Á – Vai trò của khối tư nhân
  4. Phát thải từ lĩnh vực giao thông: Các nhân tố cơ bản và các lựa chọn chính sách
  5. Ai dẫn dắt DRR và CCA? Các ví dụ từ Thái Bình Dương
  6. Hội thảo: Công trình công cộng sáng tạo – Sydney, Australia

Kế hoạch NCCARF – Sự thích ứng về xã hội, kinh tế và thể chế

Kế hoạch dự thảo này xác định nghiên cứu yêu cầu nhằm giúp đỡ các chính quyền, tổ chức và cộng đồng Australia hiểu tốt hơn về các phạm trù xã hội, kinh tế và thể chế của những phản hồi thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Kế hoạch này phác họa những khu vực ưu tiên cho nghiên cứu mà có thể thông báo tốt hơn các quyết định về thích ứng để đảm bảo cho những kết quả công bằng. Mời gửi nhận xét cho kế hoạch dự thảo này trước ngày 20 tháng 1 năm 2010. 

Kế hoạch nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia NCCARF: các phạm trù xã hội, kinh tế và thể chế – Dự thảo tham vấn, Jon Barnett và nnk., Cơ quan nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia (NCCARF), Australia, tháng 11, 2009 [229 KB, PDF]

100 năm thiệt hại tài sản do cháy rừng của Australia

Báo cáo mở rộng các nỗ lực trước đó để ước tính rủi ro đối với môi trường xây dựng do cháy rừng ở Australia. Báo cáo cho thấy sắc xuất hàng năm của việc các công trình xây dựng bị tàn phá gần như ở mức không đổi trong suốt thập kỷ qua mặc dù có sự thay đổi lớn về nhân khẩu và xã hội cũng như có sự cải thiện trong các công nghệ chống cháy và các tài nguyên ở Australia.

100-năm thiệt hại tài sản do cháy rừng của Australia: Rủi ro là đáng kể và ngày càng tăng? John McAneney, Keping Chen và Andy Pitman, Tạp chí quản lý môi trường, tập 90, tr. 2819-2822, Elsevier Ltd, 2009 [yêu cầu đăng ký]

Chế độ khí hậu sau 2012 của Châu Á – Vai trò của các khối tư nhân

Báo cáo thăm dò hiện trạng và triển vọng tương lai để huy động các nguồn tài nguyên của khối tư nhân (tài chính, công nghệ & tổ chức) để hướng tới chế độ khí hậu sau 2012 cho châu Á. Nó đề cập đến hàng loạt các vấn đề trong bối cảnh thiết kế chiến lược mới bao gồm bộ ba cốt lõi bền vững (kinh tế, xã hội, và môi trường) để bảo đảm tài chính cho hoạt động thích ứng và giảm thiểu ở châu Á.

Huy động các nguồn tài nguyên từ khối tư nhân để hướng tới hoạt động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở châu Á, Jacob Park, Tiểu luận nghiên cứu đô thị lần thứ năm, Pháp, 2009 [477 KB, PDF]

Phát thải từ lĩnh vực giao thông: Các nhân tố cơ bản và các lựa chọn chính sách

Nghiên cứu này xem xét các xu thế phát thải khí CO2 và các yếu tố tiềm năng làm tăng phát thải khí CO2 từ lĩnh vực giao thông (chuyển đổi nhiên liệu, thay đổi mô hình, mức tăng trưởng kinh tế theo đầu người, tăng trưởng dân số, vv) trong 25 năm qua ở 12 nước châu Á. Nghiên cứu này xem xét các chính sách hiện hành của chính phủ để giới hạn mức tăng phát thải CO2, đặc biệt là các công cụ chính sách luật pháp và  tài chính. Nghiên cứu này giúp cho việc xây dựng bất kỳ các chiến lược nào liên quan đến biến đổi khí hậu trong khu vực.

Tại sao phát thải CO2 tăng trong lĩnh vực giao thông ở châu Á? Các nhân tố cơ bản và lựa chọn chính sách, Govinda R. Timilsina và Ashish Shrestha, Báo cáo 5098 đang hoàn thiện cho nghiên cứu chính sách, Đội nghiên cứu về môi trường và năng lượng, Nhóm nghiên cứu về phát triển, Ngân hàng Thế giới, tháng 9, 2009 [740 KB, PDF]

Ai dẫn dắt DRR và CCA? Các ví dụ từ Thái Bình Dương

Bài viết khảo sát việc giảm rủi ro thiên tai (DRR) dựa vào cộng đồng như thế nào và cách tiếp cận thích ứng biến đổi khí hậu (CCA) đang trở nên phổ biến hơn ở các quốc đảo Thái bình. Bài viết sử dụng các nghiên cứu thực tiễn ở Fiji và Samoa. Bài viết đưa ra các kết luận như làm thế nào để văn hóa địa phương, các cộng đồng và các cơ quan phát triển trên toàn cầu vượt mọi khó khăn trong các mối quan hệ này trong lĩnh vực DRR và CCA.

Làm thế nào để các cộng đồng địa phương và các cơ quan phát triển trên toàn cầu giảm được sự tổn thương đối với thiên tai tự nhiên và biến đổi khí hậu: Các ví dụ từ Thái Bình Dương, Anna Gero, Kirstie Meheux và Dale Dominey-Howes, Phòng thí nghiệm nghiên cứu hiểm họa tự nhiên, Đại học New South Wales, Sydney, Australia, 2009 [995 KB, PDF]

Hội thảo: Công trình cộng đồng sáng tạo – Sydney, Australia

Hội thảo tổng hợp này (Hội thảo kỹ thuật xây dựng quốc tế lần thứ 5 – CECAR5 và Hội thảo kỹ thuật kết cấu Australia-ASEC 2010) sẽ diễn ra tại Sydney từ 8-12 tháng 8 năm 2010. Chủ đề chính cho các hội thảo này là “công trình cộng đồng sáng tạo”. Các hội nghị này sẽ bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm biến đổi khí hậu và quản lý vùng ven bờ. Mời gửi tóm tắt tới trước ngày 5 tháng 12 năm 2010.

Hội thảo kỹ thuât xây dựng Quốc tế lần thứ 5-CECAR5 và Hội thảo kỹ thuật kết cấu Australia-ASEC 2010, Engineers Australia, Sydney, Australia, 8-12 tháng 8, 2010