Ngày 14 tháng 10 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 14 tháng 10 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, October 14, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-14-thang-10-nam-2008/

Ngày 14 tháng 10 năm 2008

  1. Tạp chí Biến đổi khí hậu Garnaut ra thông báo cuối cùng
  2. Kế hoạch hành động biến đổi Chicago: Thành phố chúng ta – Tương lai chúng ta
  3. Con đường Bali – Hướng đi mới và những khó khăn
  4. Chiến lược thích nghi đối với các cánh rừng gỗ cứng – Canađa
  5. Sự tổn thương – Hậu bão Tsunami Ấn độ dương năm 2004
  6. Biến đổi khí hậu được coi như là một mối đe doạ tới an ninh – Hội nghị

Diễn đàn bàn về chính sách: Năng lực thích ứng như là một hành động cần thiết – Peter Hayes

1. Tạp chí Biến đổi khí hậu Garnaut ra thông báo cuối cùng

Báo cáo đánh giá sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nước Úc như thế nào và làm thế nào để quốc gia này có thể có những đóng góp tốt nhất vào thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bản báo cáo cung cấp các gợi ý nhằm lựa chọn các chính sách thích hợp để Úc có thể phản ứng một cách hiệu quả nhất đối với biến đổi khí hậu.

Tap chí biến đổi khí hậu Garnaut: Báo cáo cuối cùng, Ross Garnaut, Tạp chí biến đổi khí hậu Garnaut, Nhà xuất bản Trường đại học Cambridge, Melbourne, Úc, Ngày 30 tháng 9 năm 2008, [15,5 MB, PDF]

2. Kế hoạch hành động khí hậu Chicago: Thành phố chúng ta – Tương lai chúng ta

Bản kế hoạch hành động khí hậu Chicago đề ra năm chiến lược, được chia thành 35 hành động nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và khả năng thích nghi đối với các tác động khí hậu. Kế hoạch này đề cập chi tiết đến những bước hành động đối với các tổ chức và đưa ra gợi ý đối với người dân thành phố Chicago trong việc giảm lượng khí thải do họ gây ra, trong khi chuẩn bị phải đối mặt với những biến đổi khí hậu không thể tránh khỏi.

Kế hoạch hành động khí hậu Chicago: Thành phố chúng ta-Tương lai chúng ta, Thành phố Chicago, Chicago, Bang Illinois, Mỹ, Tháng 9 năm 2008 [7,22 MB, PDF]

3. Con đường Bali – Hướng đi mới và những khó khăn

Bài báo đánh giá các kết quả của Hội nghị lần thứ 13 giữa các bên tham gia và UNFCCC (Hội nghị Bali) được tổ chức vào tháng 12 năm 2007. Bài báo cho rằng Hội nghị Bali đã chỉ ra được một chuyển biến quan trọng trong mặt trận lý luận, củng cố các vị trí và liên minh để có thể ra thông báo cho một thời đại mới mang tính quyết định trong chính sách khí hậu toàn cầu.

Con đường Bali đối với chính sách khí hậu toàn cầu – Hướng đi mới và những khó khăn còn tồn tại (bản thảo trước biên tập), Rie Watanabe, Tạp chí nghiên cứu Viện Wuppertal, Viện nghiên cứu khí hậu, môi trường và khí hậu Wuppertal, Đức, Tháng 6 năm 2008 [119 KB, PDF]

4. Chiến lược thích nghi đối với các cánh rừng gỗ cứng – Canađa

Bản báo cáo sử dụng một số công cụ mô hình hoá và phát hiện ra rằng tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu đều dẫn đến những tác động nghiêm trọng đối với cấu trúc và hoạt động của các khu rừng gỗ cứng miền đông Canađa. Báo cáo này dự thảo các chiến lược thích nghi tương ứng nhằm giảm thiểu những tác động trên, đồng thời nhằm phát triển và củng cố phong cảnh tự nhiên của khu vực này.

Chiến lược thích nghi biến đổi khí hậu đối với các cánh rừng gỗ cứng miền đông Canađa, Stephen H. Yamasaki và các cộng sự, Báo cáo chuẩn bị cho Chương trình thích nghi và các tác động biến đổi khí hậu, Bộ tài nguyên thiên nhiên Canađa, Ngày 31 tháng 3 năm 2008 [2,09 MB, PDF]

5. Sự tổn thương – Hậu bão Tsunami Ấn độ dương năm 2004

Nghiên cứu này xác định các yếu tố chủ yếu gây ra đối với sự tổn thương có liên quan đến bão Tsunami Ấn độ dương năm 2004 tại Sri Lanka và Inđônêxia. Tập trung vào tính dễ tổn thương, nghiên cứu liệt kê những nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố tác động đã được xác định thông qua áp dụng khuôn khổ khái niệm về tính dễ tổn thương.

Tính dễ tổn thương trong hoàn cảnh phục hồi  sau bão Tsunami Ấn độ dương: Bài học nhằm có được năng lực thích ứng tốt hơn đối với các khu dân cư vùng ven biển, R.K.Larsen, F. Miller và F. Thomalla, Chương trình nghiên cứu tính dễ tổn thương, cuộc sống và rủi ro – Tạp chí nghiên cứu, Viện nghiên cứu môi trường Stockholm (SEI), Thuỵ điển, 2008 [1,12 MB, PDF]

6. Biến đổi khí hậu được coi như là một mối đe doạ đối với an ninh – Hội nghị

Hội nghị này sẽ được tổ chức tại Freiburg, Đức vào ngày 6 và mùng 7 tháng 11 năm 2008, tập trung vào phân tích các xung đột có thể xảy ra do biến đổi khí hậu mang lại và bàn đến những ảnh hưởng mà các cuộc xung đột này có thể gây ra đối với hoà bình và an ninh. Để biết chi tiết về đăng ký tham gia, xin vui lòng theo đường dẫn dưới đây.

Biến đổi khí hậu được coi như là một mối đe doạ đối với an ninh – Chiến lược dành cho các nhà làm chính sách, khoa học và kinh doanh, Văn phòng ngoại giao liên bang, Đức, 06-07 tháng 11 năm 2008

Diễn đàn bàn về chính sách: Năng lực thích ứng như là một hành động cần thiết – Peter Hayes

Peter Hayes, Lãnh đạo Chương trình thích nghi biến đổi khí hậu tại Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu của Trường đại học RMIT, đồng thời là Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Nautilus viết: “ Ngày càng trở nên rõ ràng rằng trò chơi chủ yếu hiện nay là sự thích nghi, một yếu tố làm cho khả năng giảm thiểu trở nên không cấp thiết nhiều nữa, nhưng sự thích nghi làm dịch chuyển cân bằng về mặt chính trị bằng những cách thức quan trọng, không lâu nữa thì những cách thức đó không thể lờ đi được.” Hayes gợi ý rằng, “ Tình hình toàn cầu và các giải pháp thị trường trong thời gian gần hay xa sẽ rơi vào việc phản ứng (khí hậu) thích hợp. Trách nhiệm sẽ thuộc về các thành phố và các công đồng dân cư.”

Năng lực thích ứng như là một hành động cần thiết, Peter Hayes, Diễn đàn chính sách Adapnet 08-10-P-Ad, Ngày 14 tháng 10 năm 2008