Ngày 13 tháng 5 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 13 tháng 5 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, May 13, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-13-thang-5-nam-2008/

Ngày 13 tháng 5 năm 2008

1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người ở Australia

Báo cáo này tóm tắt những nghiên cứu gần đây về rủi ro sức khỏe và các giải pháp có hiệu lực trong đó tập trung vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới sức khỏe con người tại Australia đến 2020 và những năm sau đó. Bài viết nhấn mạnh ảnh hưởng có thể xẩy ra đối với các phương pháp chữa bệnh và bệnh nhân sẽ đến phòng khám của bác sỹ như thế nào với những căn bệnh xuất phát từ biến đổi khí hậu.

Kiểm tra sức khỏe với biến đổi khí hậu năm 2020, Graeme Horton và Tony McMichael, Bác sỹ về Môi trường, Australia (DEA), Viện khí hậu Australia, tháng 4 năm 2008 [PDF]

2. Vai trò của quỹ từ thiện trong cuộc chiến chống lại hiện tượng trái đất ấm lên

Báo cáo này, được tài trợ với 6 quỹ tại Hoa Kỳ, tìm hiểu xem các khoản đầu tư từ thiện có thể làm gì để chống lại hiện tượng trái đất ấm lên. Báo cáo ước tính rằng với nguồn quỹ hiện nay khoảng 200 triệu đô la Mỹ được tài trợ hàng năm cho việc chống lại hiện tượng trái đất nóng lên là chưa đủ. Đồng thời báo cáo cũng ước tính nhu cầu cho việc này cần ít nhất 800 triệu đô la Mỹ.

Thiết kế để chiến thắng – Vai trò của từ thiện trong cuộc chiến chống hiện tượng ấm lên toàn cầu, Hội môi trường California, San Francisco, Hoa Kỳ, tháng 8 năm 2007 [PDF]

3. Thích ứng với biến đổi khí hậu đối về khía cạnh cấu trúc thượng tầng

Các thức quản lý khí hậu sau năm 2012 sẽ cần những thỏa thuận về giảm lượng khí phát thải toàn cầu, các giải pháp thích ứng phù hợp, và cần có nguồn lực tài chính để thực hiện. Bài viết này khái quát những đề xuất chính trong kiến trúc thượng tầng trong tương lai với biến đổi khí hậu với sự quan tâm đặc về các yếu tố thích ứng.

Thích ứng với biến đổi khí hậu đối về khía cạnhcấu trúc thượng tầng sau 2012, Saleemul Huq và Mozaharul Alam, Các bài viết về Tiến triển trong Quản lý, Mạng lưới chính sách, London, Vương quốc Anh, tháng 4 năm 2008 [PDF]

4. Năng lượng hạt nhân có thể cũng cố được an ninh năng lượng?    

Bài viết này cho rằng trường hợp an ninh chung của chính phủ Anh đối với năng lượng hạt nhân là không thuyết phục vì đã bỏ qua những khía cạnh chính về an ninh năng lượng. Bài viết nhấn mạnh sự cần thiết phân tích ở các góc độ về an ninh năng lượng. Bài viết tóm tắt này phân tích những gợi ý ở các góc độ khác nhau đối với lập trường của chính phủ Anh đối với năng lượng hạt nhân mới.

Năng lượng hạt nhân mới có thể tăng cường an ninh năng lượng? Jim Watson, Tóm tắt bài viết của nhóm nghiên cứu chính sách năng lượng Sussex, bài viết số 2, tháng 12 năm2007 [PDF]

5. Xu hướng thích ứng chính trong Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Bào viết này mô tả các khía cạnh theo chiều dọc, chiều ngang và quốc tế của định hướng trong thích với với biến đổi khí hậu đối với nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Bài viết xác định những thách thức liên quan đến ứng khía cạnh. Bài viết liệt kê bốn phương pháp tiếp cận bổ sung (thủ tục, tổ chức, thực chứng và sắp xếp lại) đối với hướng thích ứng trong nguồn vốn ODA.

Xu hướng thích ứng đối với biến đổi khí hậu trong nguồn vốn viện trợ phát triển: Sự phối hợp những thách thức trong dài hạn và nhu cầu trong ngắn hạn, Asa Persson và Richard J.T. Klein, Viện Môi trường Stockholm, Stockholm, Thuy Điển, 2008 [PDF]

6. Hội thảo về đại dương, bờ biển và quần đảo tại Hà Nội, Việt Nam

Hội thảo này đã diễn ta tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 8-11 tháng 4 năm 2008. Hội thảo này với sự có mặt của 430 nhà lãnh đạo của khu vực đảo và đại dương từ 71 quốc gia. Hội thảo khái quát những tiến bộ/yếu kém trong việc thực hiện mục tiêu được xây dựng bởi những nhà lãnh đạo này từ hội thảo WSSD 2002 liên quan đến quản lý đại dương và bảo tồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Hội thảo lần thứ tư về Đại dương, bờ biển, và các quần đảo: Tiến bộ trong quản lý hệ sinh thái và phối phợp quản lý bờ biển và đại dương đến năm 2010 trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Khái quát và kết quả, Hà Nội, Việt nam, tháng 4 năm 2008

Báo cáo đặc biệt của AdapNet: Phương pháp tiếp cận hệ thống trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu đô thị trung tâm

Tim Smith, phó giáo sư của Trường Đại học Sunshine Coast, bang Queensland, Geoff Withycombe, Beth Beveridge và Craig Morrison của Hội đồng Bờ biến Sydney, Benjamin Preston, Kathleen McInnes và Deborah Abbs của Nghiên cứu Không khí và biển CSIRO, Cassandra Brooke, điều hành khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu tại WWF-Australia, Russell Gorddard và Tom G. Measham thuộc Hệ sinh thái bền vững của CSIRO, viết

“ Dự án tiếp cận hệ thống đối với chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực tại các khu đô thị trung tâm đang được triển khai và kiểm định phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm hỗ trợ 15 ủy viên hội đồng thuộc Nhóm Hội đồng Bờ biển Sydney (SCCG) trong việc đánh giá tính dễ tổn thương của các khu vực này đổi với biến đổi khí hậu và những cơ hội – thách thức trong thích ứng của chính quyền địa phương. Một trong những khía cạnh thú vị của dự án SCCG là các thức phối hợp của một dự án tiếp cận từ phía trên xuống để đánh giá tính dễ tổn thương với dưới lên, tiến trình thông tin của những người hưởng lợi. Trong quá trình thực hiện dự án, có nhiều khía cạnh đáng lưu ý trong phương pháp và kết quả liên quan đến việc đại diện của truyền thông những người hưởng lợi ngoài nhóm thành viên SCCG và các đối tác dự án”

Phương pháp tiếp cận hệ thống trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực tại các đô thị trung tâm, Tim Smith, Geoff Withycombe, Beth Beveridge, Craig Morrison, Benjamin Preston, Kathleen McInnes, Deborah Abbs, Cassandra Brooke, Russell Gorddard và Tom G. Measham, Báo cáo đặc biệt của AdaptNet, tháng 5 năm 2008