Ngày 13 tháng 11 năm 2007

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 13 tháng 11 năm 2007", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 13, 2007, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-13-thang-11-nam-2007/

Ngày 13 tháng 11 năm 2007

Ngày 13 tháng 11 năm 2007

Đánh giá tính dễ tổn thương của rặng san hô Great Barrier; So sánh Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (UHI) – Dallas và Houston; Thay đổi khí hậu ở Indonesia; Đánh giá các hướng dẫn đối với chính sách thích ứng rủi ro về sức khoẻ; Thích ứng dựa vào cộng đồng; Hội nghị của IPCC: Berlin

1. Đánh giá tính dễ tổn thương của rặng san hô Great Barrier

Cuốn sách này cung cấp thông tin về rặng san hô Great Barrier, trong các bối cảnh hiện tại và tương lai, các suy luận với thay đổi khí hậu đối với các đặc tính vật lý của đại dương và khái niệm về sự phục hồi. Cuốn sách đánh giá tính dễ tổn thương của các loài ở rặng san hô Great Barrier, nơi cư trú và những quá trình biến đổi chính với thay đổi khí hậu. Cuốn sách này cũng xác định các hành động để đối mặt với thách thức của thay đổi khí hậu.

Thay đổi khí hậu và rặng san hô Great Barrier: Đánh giá tính dễ tổn thương, Johnson JE và Marshall PA (Biên tập), Ban điều hành Công viên biển ở Great Barrier và Văn phòng Nhà kính Australa, Australia, 2007

2. So sánh Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (UHI) – Dallas và Houston

Những điểm giống nhau về mạng lưới khí tượng mặt đất và cảm biến hoá học ở Dallas và Houston cho phép so sánh các Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (urban heat islands -UHI). Bài viết này xem xét ảnh hưởng của UHI tới gió trên mặt đất ở cả hai thành phố. Nghiên cứu phân tích đặc tính của ôzôn bề mặt để đánh giá về gió trên mặt đất và độ cao của các vành đai giới hạn do ảnh hưởng UHI đến sự vận động và sự thay đổi chiều ngang của bề mặt ôzôn.

So sánhHiệu ứng đảo nhiệt đô thị từ việc quan sát ở hai thành phố thuộc bang Texas: Dallas và Houston, Lisa S. Darby, Christoph J. Senff và Boulder CO, Hội Thiên văn Hoa Kỳ, Boston, MA, tháng 9 năm 2007 [PDF]

3. Thay đổi khí hậu ở Indonesia – Các ràng buộc và kẻ hở chính sách

Báo cáo đề cập đến phát thải, ảnh hưởng và các ràng buộc chính sách của Indonesia để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Báo cáo này đã chỉ ra những kẻ hở chính trong các chính sách và cơ chế thuộc các lĩnh vực liên quan đến thay đổi khí hậu. Báo cáo cũng cung cấp những thông tin mới nhất về Indonesia và thay đổi khí hậu có thể là điểm xuất phát cho những trao đổi sâu hơn về vấn đề này.

Indonesia và thay đổi khí hậu: Thực trạng và chính sách, PT Pelangi Energi Abadi Citra Enviro (PEACE), Ngân hàng Thế giới và DFID, Jakarta, Indonesia, tháng 5 năm 2007 [PDF]

4. Đánh giá các hướng dẫn đối với chính sách thích ứng rủi ro về sức khoẻ

Bài viết này chỉ ra các đặc điểm chính của mối quan hệ giữa sức khoẻ- thời tiết. Nghiên cứu phân tích các đặc điểm này đã được cân nhắc một cách hợp lý trong các hướng dẫn hiện hành về ảnh hưởng của khí hậu và đánh giá thích ứng. Nghiên cứu này đề xuất ba hướng dẫn đánh giá dựa vào khái quát hoá cơ sở quản lý rủi ro trở thành hướng dẫn đánh giá thích ứng tốt nhất đối với sức khoẻ con người.

Đánh giá thích ứng rủi ro sức khoẻ của thay đổi khí hậu: Những hướng dẫn hiện tại có thể cung cấp được gì? Hans-Martin Fỹssel, Tạp chí Quốc tê về Nghiên cứu Sức khoẻ môi trường, Vol. 17, No. 4, tháng 8 năm 2007 [PDF]

5. Thích ứng dựa vào cộng đồng – San Pedro del Norte

Tài liệu bày phân tích sâu hơn các thảo luận về thích ứng với thay đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phục hồi hệ sinh thái tới việc cung cấp khả năng phục hồi đối với tài nguyên nước và nông nghiệp tại khu vực nhiệt đới khô Nicaragua. Trường hợp nghiên cứu điển hình trong tài liệu này là San Pedro del Norte.

Thích ứng dựa vào cộng đồng đối với thay đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và nông nghiệp tại khu vực nhiệt đới khô, Carlos J. Perez, Raffaele Vignola và Hernan Perez E, (Trofcca), CATIE và Both ENDS, 2007 [PDF]

6. Tiếp theo – Hội nghị của IPCC: Berlin

Hội nghị này được diễn ra giữa hai sự kiện quốc tế quan trọng: một ít ngày sau khi phê duyệt và chấp thuận Báo cáo Tổng hợp của IPCC AR4 và 10 ngày sau khi bắt đầu Hội nghị Khí hậu của Liên hợp Quốc. Mục đích của hội nghị này là xác định những yếu tố chủ yếu cho các thoả thuận ở Bali và tiến trình sau năm 2012. Không cần phải nộp lệ phí cho việc tham dự nhưng phải đăng ký tham dự trước.

Tiếp theo- Hành động chính sách đối với Báo cáo đánh giá thứ tư của IPCC (Hội nghị), Bộ Môi trường, Bảo vệ tài nguyên và An toàn hạt nhân Liên bang (BMU), Văn phòng điều phối IPCC Đức và Diễn đàn khí hậu Châu Âu, Berlin, Đức, ngày 23 tháng 11 năm 2007.