Ngày 12 tháng 8 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 12 tháng 8 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, August 12, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-12-thang-8-nam-2008/

Ngày 12 tháng 8 năm 2008

Ngày 12 tháng 8 năm 2008

Năng lượng và sự hợp lý- Chuẩn bị ở quy mô hộ gia đình cho biến đổi khí hậu; Những thách thức chính Trung quốc phải đối đầu- Đô thị hoá; Phương pháp và công cụ- Sự biến động cho kế hoạch thích ứng; Những tương lai tiến triển của biến đổi khí hậu; An ninh lương thực, sự thích ứng và giảm thiểu rủi ro thảm hoạ; Một số trường hợp nghiên cứu rủi ro khí hậu- Thể hiện sự quan tâm (EOI)

  1. Năng lượng và sự hợp lý- Chuẩn bị ở quy mô hộ gia đình cho biến đổi khí hậu
  2. Những thách thức chính Trung quốc phải đối đầu- Đô thị hoá
  3. Phương pháp và công cụ- Sự biến động cho kế hoạch thích ứng
  4. Những tương lai tiến triển của biến đổi khí hậu
  5. An ninh lương thực, sự thích ứng và giảm thiểu rủi ro thảm hoạ
  6. Một số trường hợp nghiên cứu rủi ro khí hậu- Thể hiện sự quan tâm (EOI)

1. Năng lượng và sự hợp lý- Chuẩn bị ở quy mô hộ gia đình cho biến đổi khí hậu

Báo cáo xác định những xu hướng, vấn đề và nguyên tắc chi phí năng lượng và tiêu dùng ở Úc. Báo cáo cho thấy những những nguồn lợi sẵn có từ hiệu suất năng lượng và các nguồn lợi khác đáp lại biến đổi khí hậu. Báo cáo đã đưa ra một số chính sách khả thi đáp lại biến đổi khí hậu có thể được chính phủ Úc cân nhắc và hỗ trợ.

Năng lượng và sự hợp lý- chuẩn bị ở hộ gia đình cho biến đổi khí hậu: Hiệu suất, sự hợp lý và Cấp thiết, Quỹ bảo tồn Úc (ACF), CHOICE và Hội đồng dịch vụ xã hội Úc (ACOSS), Úc, 2008 [1.03 MB, PDF] 

2. Những thách thức chính Trung Quốc phải đối đầu- Vấn đề đô thị hoá

Nghiên cứu đi vào xem xét các khía cạnh chính của quá trình đô thị hoá, liệt kê những thách thức và lựa chọn mở ra cho các nhà hoạch định chính sách. Bằng cách xâu các liên kết như di cư, ngèo, tài chính đô thị, cai quản, sử dụng năng lượng, tiêu dùng nước, nó cung cấp một bức tranh tổng hợp trong thời gian qua và cách nhìn trung hạn về sự biên đổi đô thị ở Trung quốc.

Trung Quốc đô thị hoá: Tầm quan trọng, Chiến lược và Chính sách , Shahid Yusuf and Tony Saich, Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế/ Ngân hàng thế giới, Bang Washington, Mỹ, 2008 [1.13 MB, PDF] 

3. Phương pháp và công cụ- những yếu tố biến động trong lên kế hoạch thích ứng

Báo cáo tập trung vào sự đánh giá các yếu tố biến động của biến đổi khí hậu. Nó cung cấp khung chương trình đã có để giúp việc ra quyết định chịu sự biến động cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo còn giúp chỉ ra một số hướng như làm thế nào để có thể khớp sự biến động trong việc ra quyết định với sự biến động của thông tin có được từ một số phương pháp đánh giá cũng bị biến động.

Biến động và thích ứng biến đổi khí hậu  – Một hướng nghiên cứu, Suraje Dessai và Jeroen van der Sluijs, Viện nghiên cứu Copernicus Đại học Utrecht- Hà Lan, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall- Anh, và Trường Khoa học Môi trường, Đại học Đông Anglia-Anh, Tháng 12 năm 2007 [3.85 MB, PDF]  

4. Những tương lai tiến triển của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang được công nhận theo chiều hướng tăng lên như là một hiểm hoạ tiềm ẩn đối với vấn đề phát triển con người. Bài này vạch ra những tranh cãi hiện nay về sự phát triển và biến đổi khí hậu. Nó đi xem xét các vấn đề chính và các ý tưởng khác của sự phát triển thông qua việc nhìn về sự ảnh hưởng trong quá khứ, hiện tại và tương lai cho sự phát triển và xã hội toàn cầu

Những tương lai tiến triển của biến đổi khí hậu: Thực hiện những nghiên cứu sâu cho quá khứ, hiện tại và tương lai toàn cầu, Nick Brooks và Natasha Grist, Bài tổng quan cho thảo luận về những tương lai phát triển, DFID/DSA Diễn đàn chính sách, ngày 02 tháng 6 năm 2008 [215 KB, PDF]

5. An ninh lương thực, sự thích ứng và giảm thiểu rủi ro thảm hoạ

Bài này đi xem xét sự liên quan vủa các khung khái niệm khác nhau của an ninh lương thực trên khía cạnh biến động thời tiết, và giới thiệu các lĩnh vực liên kết lẫn nhau của thích ứng và quản lý rủi ro thảm hoạ. Nó làm nổi bật vấn đề tài chính và kiến trúc thể chế để chỉ ra những thách thức. Bài này cũng cố gắng thúc đẩy thảo luận về việc đạt được an ninh lương thực khi mà thời tiết vẫn tiếp tục biến động.

Biến đổi khí hậu , An ninh lương thực và Quản lý rủi ro thảm hoạ, Katharine Vincent, Thomas Tanner, Stephen Devereux, IDS – Bài viết phát hành của Viện nghiên cứu phát triển (IDS), 2008 [186 KB, PDF]

6. Một số trường hợp nghiên cứu rủi ro khí hậu- Thể hiện sự quan tâm (EOI)

IFC vừa khởi xướng một loạt đánh giá những rủi ro do biến đổi khí hậu cho đầu tư tư nhân. Chương trình thích ứng IFC-CCU mời các nhà tư vấn trình bày ngắn gọn quan tâm của họ để đảm nhận nhiệm vụ làm rõ các trường hợp nghiên cứu có tập trung vào những rủi ro của đầu tư tư nhân. Những quan tâm phải được nộp trước ngày 20 tháng 8 năm 2008.

Yêu cầu sự thể hiện quan tâm (EOI) các nghiên cứu rủi ro khí hậu, Vladimir Stenek, IFC-CCU, Tập đoàn tài chính quốc tế, Bang Washington, Mỹ, 2008