Ngày 12 tháng 02 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 12 tháng 02 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, February 12, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-12-thang-02-nam-2008/

Ngày 12 tháng 02 năm 2008

1. AP6: Sự đứt quãng của tiến trình Kyoto hay một thay thế phù hợp?

Bài báo phân tích xa hơn vượt qua cả những từ hoa mỹ của chính trị, bài viết này cung cấp những đánh giá cơ bản của Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu (AP6). Bài viết này trả lời câu hỏi Phương pháp tiếp cận của AP6 như thế nào- đặc biệt trong mối quan hệ phát triển và chuyên giao công nghệ – khác biệt so với phương pháp của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto? AP6 sẽ làm giảm đáng kể sự phát thải khí nhà kính không?

Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Thời tiết (AP6): Sự đứt quãng của tiến trình Kyoto hay mộtthay thế phù hợp? Peter Lawrence, Trường Đại học New South Wales, các bài của Khoa Nghiên cứu Luật – bài viết số-72, Australia, 2007 [PDF]

2. Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu tới hệ thống nước đô thị

Bài viết này xác định những ảnh hưởng có thể xẩy ra của thay đổi khí hậu tới hệ thống nước sinh hoạt ở nhiều khu vực khác nhau ở Hoa Kỳ. Bài viết thảo luận các hành động với sự thay đổi khí hậu, về cả hai khía cạnh về “chiến lược thích ứng” để giảm hoặc phòng tránh những ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, và cả “chiến lược giảm nhẹ” mà hệ thống nước có thể áp dụng đế giảm sự phát thải khí nhà kính của hệ thống này.

Suy luận của thay đổi khí hậu đối với hệ thống nước đô thị, John E. Cromwell, Joel B. Smith, và Robert S. Raucher, Hội các cơ quan cung cấp nước đô thị (AMWA), Washington, D.C., tháng 12 năm 2007 [PDF]

3. Những vấn đề cơ bản về đo lưng tính dễ tổn thương với rủi ro tự nhiên

Cuốn sách này trình bày nhiều phương pháp tiếp cận hiện tại để đo lường tính dễ tổn thương. Nội dung cuốn sách bao gồm kinh nghiệm và các ví dụ kể cả hạn hán ở Châu Phi; lũ lụt ở Châu Á và Đức; động đất ở Pakistan và Ấn Độ, sóng thần ở Đông Nam Á; và cháy rừng ở Bồ Đào Nha, Australia và Bắc Mỹ. Cuốn sách này đi đến những kết luận quan trọng có thể dùng như định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai hướng tới việc giảm thiểu những thảm họa cho các cộng đồng.

Đo lường tính dễ tổn thương của Rủi ro Tự nhiên hướng tới xã hội ít bị ảnh hưởng bởi thảm họa, Jörn Birkmann, Nhà xuất bản United Nations University, Nhật Bản, tháng 10 năm 2006
* Phải trả tiền

4.Thay đổi khí hậu và hành động quốc gia của Malaysia

Malaysia là một quốc gia rất dễ tổn thương với các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, ENSO, hạn hán và lũ lụt. Bài viết này thảo luận về hành động quốc gia của Malaysia trước khi phân tích các hành động để ngăn chặn những ảnh hưởng này.

Hành động Chính sách Quốc gia với Thay đổi Khí hậu: Kinh nghiệm của Malaysia, Salmah Zakaria, Ahmad Jamalluddin Shaaban và Chan Yeng Mei, Viện Nghiên cứu Thủy văn Quốc gia Malaysia (NAHRIM), Malaysia, 2007 [PDF]

5. Sự lựa chọn vật nuôi Thích ứng với thay đổi khí hậu ở Châu Phi

Bài viết này xem xét hành vi của nông dân ở Châu Phi, và tìm hiểu xem họ đã thích ứng trong quản lý vật nuôi như thế nào với nhiều điều kiện thời tiết khắp Châu Phi. Bài viết sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích những loài nào được nông dân chọn: mô hình logit đa biến lựa chọn cơ bản, và mô hình logit đa biến tối ưu khoản mục và mô hình đa biến probit hệ thống cầu.

Thích ứng với thay đổi khí hậu ở Châu Phi: Phân tích kinh tế vi mô về sự lựa chọn vật nuôi, Sungno Niggol Seo Robert Mendelsohn, Các bài viết Chính sách của Ngân hàng Thế giới, Bài viết 4277, tháng 7 năm 2007 [PDF]

6. Hội nghị Bền vững 2009 tại Mauritius

Hội nghị này với mục đích phát triển quan điểm chính luận về bền vững, trong đó các vấn đề môi trường, văn hóa và kinh tế không thể tách rời và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hội nghị sẽ xem xét các thức kết hợp nhiều nguyên tắc trong khi quan tâm đến các vấn đề cơ bản của bền vững. Hạn cuối cho vòng tiếp theo (cả tiêu đề và tóm tắt) phải được gửi vào ngày 14 tháng 2 năm 2008.

Hội nghị lần thứ 5 về Bền vững Môi trường, Văn hóa, Kinh tế và Xã hội, Hội nghị Thường kỳ, Trường Đại học Công nghệ, Mauritius, 05-07 tháng 01 năm 2009