Ngày 11 tháng 8 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 11 tháng 8 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, August 11, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-11-thang-8-nam-2009/

Ngày 11 tháng 8 năm 2009

  1. Khoa học biến đổi khí hậu 2009 – Australia
  2. Chiến lược thích ứng ở ba mức độ – TP Hồ Chí Minh
  3. Lồng ghép chính sách khí hậu: Tiến tới hành động
  4. Thích ứng với biến đổi khí hậu – Sức khỏe cộng đồng
  5. Hướng dẫn: Biến đổi khí hậu và những người bản xứ
  6. Biến đổi khí hậu: Mô phỏng và lập trò chơi – Mời báo cáo

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet, 11 tháng 8 năm 2009, 09-05-S-Ad: Nghiên cứu phạm trù cơ sở hạ tầng: Môi trường xây dựng bền vững Iftekhar Ahmed, John Fien, Peter Hayes và Ralph Horne, Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Australia

1. Khoa học biến đổi khí hậu 2009 – Australia

Báo cáo xem xét và tổng hợp về khoa học của biến đổi khí hậu kể từ khi công bố Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (AR4). Nó nhấn mạnh đến các lĩnh vực có hậu quả đáng kể đối với chính sách và quản lý. Báo cáo tập trung nhiều hơn vào các vấn đề quan trọng của Australia, và đặt chúng vào bối cảnh chung toàn cầu.

Khoa học biến đổi khí hậu – Biến đổi nhanh hơn và nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn, Will Steffen, Cục biến đổi khí hậu, Australia, tháng 7 năm 2009

2. Chiến lược thích ứng ở ba mức độ – TP Hồ Chí Minh

Báo cáo thảo luận tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh – thành phố sẽ bị tổn thương nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Báo cáo đưa ra gợi ý về chiến lược thích ứng ở ba mức độ. Chiến lược trình bày cách tiếp cận để thực thi các hành động thích ứng khác nhau vào hệ thống quy hoạch của Việt Nam.

Phát triển hướng dẫn cho năng lượng và kết cấu đô thị với khí hậu hiệu quả – Công cụ quy hoạch mới cho việc thích ứng TP Hồ Chí Minh với các tác động của biến đổi khí hậu, Ronald Eckert, Christian Voigt và Truong Trung Kien, Đại học Brandenburg của công nghệ Cottbus-Germany và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam, tháng 7 năm 2009 [3.89 MB, PDF]

3. Lồng ghép chính sách khí hậu: Tiến tới hành động

Bài viết thăm dò sự sát nhập của chính sách khí hậu vào các lĩnh vực chính sách khác: lồng ghép chính sách khí hậu (CPI). Bài viết đưa ra gợi ý về một số đề xuất để thực thi CPI ở phạm vi chính sách quốc gia. Bài viết tranh luận rằng CPI cần phải được coi là chủ đề chính trong cuộc tranh luận về khí hậu và sự lồng ghép chính sách môi trường có thể chỉ ra nhiều con đường thực tế hơn ở phía trước.

Lồng ghép chính sách khí hậu: Tiến tới hành động, Imran Habib Ahmad, Bài viết số 73 của DESA, Cục kinh tế và các vấn đề xã hội, Liên Hợp Quốc, tháng 3 năm 2009 [245 KB, PDF]

4. Thích ứng với biến đổi khí hậu – Sức khỏe cộng động

Bài viết đề cập đến các hậu quả về sức khỏe được dự đoán do tác động của biến đổi khí hậu. Nó đề cập đến hàng loạt các bệnh liên quan đến dị ứng và truyền nhiễm. Bài viết xem xét một cách định tính về các khái niệm và phương pháp của sức khỏe cộng đồng, bao quát các chiến lược chung được sử dụng để xác định và quản lý các hiểm họa đối với sức khỏe và để thi hành các chương trình nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng.  

Thích ứng với biến đổi khí hậu: Sức khỏe cộng đồng, Jonathan M. Samet, Tài nguyên cho tuơng lai (RFF), Washington, DC, Mỹ, tháng 6 năm 2009 [871 KB, PDF]

5. Hướng dẫn: Biến đổi khí hậu và những người bản xứ

Bản hướng dẫn thảo luận (sử dụng các minh hoạ và ảnh) những vấn đề cơ bản của biến đổi khí hậu, bao gồm hàng loạt các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ. Hướng dẫn này nhằm nâng cao kiến thức của những người bản xứ về biến đổi khí hậu. Hướng dẫn cũng thông báo cho những người dân không phải là người bản xứ về những kinh nghiệm của người bản xứ và những tiềm năng liên quan đến biến đổi khí hậu. 

Hướng dẫn về biến đổi khí hậu và những người bản xứ, Raymond de Chavez & Victoria Tauli-Corpuz (biên tập viên), Quỹ Tebtebba, thành phố Baguio, Philippin, 2008 [5.18 MB, PDF]

6. Biến đổi khí hậu: Mô phỏng và lập trò chơi – Mời báo cáo

Tạp chí quốc tế về lý thuyết, thực hành và nghiên cứu (Nhà xuất bản Sage) mời tham gia gửi đề xuất cho vấn đề đặc biệt có nhan đề Mô phỏng và lập trò chơi. Nó tìm kiếm những đệ trình liên quan đến biến đổi khí hậu áp dụng hàng loạt các biện pháp như những trò chơi, sắm vai, mô phỏng, các bài tập học hỏi kinh nghiệm, các trường hợp nghiên cứu thực tế, các chò trơi dựa theo internet và số hóa, mô hình hóa, lý thuyết trò chơi, mô phỏng trên máy tính, vv. Các đề xuất có thể nộp trước 31 tháng 12 năm 2009.   

Biến đổi khí hậu và mô phỏng/trò chơi – Mời gửi báo cáo, Số ra đặc biệt về mô phỏng và trò chơi, Tạp chí quốc tế về lý thuyết, thực hành và nghiên cứu, Nhà xuất bản Sage, 31 tháng 12, 2009

Báo cáo đặc biệt của AdaptNet, Nghiên cứu phạm trù cơ sở hạ tầng: Môi trường xây dựng bền vững ở TP Hà Nội và Hồ Chí Minh – Iftekhar Ahmed, John Fien, Peter Hayes và Ralph Horne, Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Australia

Iftekhar Ahmed, John Fien, Peter Hayes và Ralph Horne, làm việc với Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu tại Đại học RMIT, Melbourne, Australia viết, “ Biến đổi khí hậu tác động lên đô thị Việt Nam được định hướng trong mối quan hệ phát triển đói nghèo và bối cảnh thay đổi chính sách đưa ra những mẫu hình môi trường xây dựng mới. Trong nghiên cứu này đã học hỏi được từ một số các viện đại diện cho Việt Nam rằng các chương trình quản lý môi trường chủ yếu tập trung vào các khu vực nông thôn; sự hiểu biết và ứng dụng của thích ứng/giảm nhẹ biến đổi khí hậu cũng như các chính sách và thực tế về công trình bền vững (hoặc ‘xanh’) còn thiếu nhiều, mặc dù các vấn đề này đặc biệt phù hợp trong môi trường xây dựng đô thị đang phát triển nhanh chóng như vậy, mà được cho là phải đối mặt với các tác động chính của biến đổi khí hậu. Ở đây có sự cần thiết quan trọng cho việc khuyến khích các lựa chọn cho môi trường xây dựng bền vững trong bối cảnh đô thị đầy thách thức của Việt Nam đang trải nghiệm sự tăng trưởng nhanh chóng và được cho là phải đối mặt với các tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.”

Nghiên cứu phạm trù cơ sở hạ tầng: Môi trường xây dựng bền vững ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh – Iftekhar Ahmed, John Fien, Peter Hayes và Ralph Horne, Viện nghiên cứu các thành phố toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Australia, Báo cáo đặc biệt của AdaptNet 09-05-S-Ad, 11 tháng 8 năm 2009