Ngày 11 tháng 11 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 11 tháng 11 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 11, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-11-thang-11-nam-2008/

Ngày 11 tháng 11 năm 2008

  1. Biến đổi khí hậu ở Queensland: Khoa học nói gì với chúng ta?
  2. Vai trò của các thành phố trong Quản trị về khí hậu – Trường hợp của thành phố London
  3. Đối mặt với biến đổi khí hậu: Một chiến lược đối với nước Mỹ
  4. Tài trợ cho các phong trào biến đổi khí hậu toàn cầu: các gợi ý
  5. Quyền sử dụng đất của những người chăn nuôi, đời sống và thích ứng khí hậu
  6. NHÀ KÍNH 2009: Biến đổi khí hậu và các phong trào hưởng ứng

Hội thảo bàn về chính sách: Biến đổi khí hậu, Tính tổn thương và Sự thích ứng đối với khu vực phía nam và phía tây của Tây Úc từ năm 1975 đến nay – Luke Morgan

 1. Biến đổi khí hậu ở Queensland: Khoa học nói gì với chúng ta?

Bản báo cáo này đánh giá khoa học về biến đổi khí hậu ở tầm quốc gia và quốc tế, xem xét vai trò của biến đổi khí hậu đối với Queensland, Úc. Qua đó, bản báo cáo phát hiện ra rằng Queensland đang chịu rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bản báo cáo nhấn mạnh đến nhu cầu cần thiết phải giảm thiểu lượng khí thải nhà kính hiện nay, cũng như nhu cầu cần thiết phải thích ứng đối với những biến đổi không thể tránh khỏi tại Queensland nhằm giúp cho thành phố này đảm bảo được sự thịnh vượng và phúc lợi của mình trong tương lai.

Biến đổi khí hậu tại Queensland: Khoa học nói gì với chúng ta, Văn phòng Biến đổi khí hậu, Cơ quan bảo về môi trường, Brisbane, Úc, tháng 6 năm 2008 [2,12 MB, PDF]

2. Vai trò của các thành phố trong Quản trị về khí hậu -Trưòng hợp của thành phố London

Đây là bài nghiên cứu có nội dung tập trung vào nhóm các nhà hành động phi chính phủ – các thành phố toàn cầu – và vai trò của họ trong quản trị về môi trường. Bài viết dẫn chứng kinh nghiệm của thành phố London, đánh giá vai trò quan trọng của các hành động mà thành phố London thực hiện trong việc chỉ ra biến đổi khí hậu, và đánh giá các hành động này đang tác động đến và sẽ chịu tác động bởi hậu khuôn khổ chính sách quốc tế 2010 như thế nào.

Quản trị về khí hậu, hậu 2012: Vai trò của các thành phố toàn cầu – London, Harriet Bulkeley và Heike Schroeder, Tạp chí nghiên cứu 123, Trung tâm nghiên cứu Biến đổi khí hậu Tyndall, Anh, tháng 10 năm 2008 [1,14 MB, PDF]

3. Đối mặt với biến đổi khí hậu: Một chiến lược đối với nước Mỹ

Bản báo cáo cho rằng nước Mỹ cần phải dẫn đầu cùng với các hành động trong nước về biến đổi khí hậu, và đề ra một chiến lược đàm phán dự thảo mà Mỹ cần thực hiện đối với thoả thuận khí hậu toàn cầu của Liên hiệp quốc bao gồm các cam kết của tất cả các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới. Bản báo cáo thúc dục các nước mạnh cần giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các nước yếu, các nước dễ tổn hại để họ thích nghi đối với các tác động của biến đối khí hậu không thể tránh khỏi.

Đối mặt với biến đổi khí hậu: Một chiến lược đối với chính sách ngoại giao của Mỹ, George E. Pataki và Thomas J. Vilsack (Hội đồng lực lượng đặc nhiệm), Báo cáo của lực lượng đặc nhiệm độc lập số 61, Hội đồng các vấn đề đối ngoại, New York, Mỹ, 2008

4. Tài trợ cho các phong trào biến đổi khí hậu toàn cầu: Các gợi ý

Bài viết đánh giá triển vọng của việc xây dựng Quỹ biến đổi khí hậu (CCF) là một lựa chọn cho công tác tài trợ các phong trào biến đổi khí hậu. Bài viết gợi ý rằng Hội thảo giữa các bên về hiệp định (COP) nên trực tiếp vận hành cơ chế thông qua việc thiết lập nên Quỹ biến đổi khí hậu (CCF).

Tài trợ cho các phong trào biến đổi khí hậu: Các gợi ý cho một Quỹ biến đổi khí hậu (CCF), Đánh giá phân tích, Trung tâm phía Nam, Geneva, Switzerland, tháng 5, 2008

5. Quyền sử dụng đất của những người chăn nuôi, đời sống và thích ứng khí hậu

Bài viết giới thiệu một tổng quan về hệ thống các trang trại, và phân tích sự hợp lý đằng sau tính chuyển đổi như là một chiến lược nhằm đối mặt với những nguồn lực khan hiếm và thay đổi. Bài viết này chỉ ra các quyền liên quan đến việc tiếp cận và quản lý các nguồn lực trong hoàn cảnh diễn ra của biến đổi khí hậu.

Các quyền sử dụng đất của người chăn nuôi, đời sống, và thích ứng biến đổi khí hậu, Michele Nori, Micheal Taylor, Alessandra Sensi, Tạp trí nghiên cứu số 148, Viện nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển (IIED), Anh, tháng 5, 2008 [235 KB, PDF]

6. NHÀ KÍNH 2009: Biến đổi khí hậu và các phong trào

Diễn ra từ ngày 23-26 tháng 3 năm 2009 tại Trung tâm hội nghị Burswood, Perth, tây Úc, Hội thảo này sẽ làm rõ tiếp cận của các chính phủ, các ngành đối với thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, cũng như giới thiệu các phát hiện trong nghiên cứu khoa học mang tính quốc tế của Úc. Các dự thảo bài viết có thể nộp vào ngày 14 tháng 11, 2008.

NHÀ KÍNH 2009: Biến đổi khí hậu và các phong trào, CSIRO và Chương trình khoa học biến đổi khí hậu, Trung tâm Hội nghị Burswood, Perth, Tây Úc, 23-26, tháng 3, 2009

Diễn đàn bàn về chính sách: Biến đổi khí hậu, tính tổn thương và sự thích ứng đối với khu vực phía nam và phía tây của Tây Úc từ năm 1975 đến nay – Luke Morgan

Luke Morgan, chuyên viên chính sách cao cấp của Cục Nông lương Tây Úc viết, “ Nhận thức và sự thích ứng đối với biến đổi khí hậu trong hơn suốt 30 năm qua đã và đang là một vấn đề nổi lên với hầu hết các ngành nhưng chỉ được hưởng ứng chỉ trong thời gian từ 5 đến 10 năm gần đây. Phần lớn các phong trào hưởng ứng trong những năm qua đều tập trung vào giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, nhưng biến đổi khí hậu không thể tránh khỏi đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn và sự quan tâm rộng rãi trên khắp thế giới chuyển sang vấn đề thích nghi, thì các ngành của SWWA đang tiến hành xem xét phải thích ứng như thế nào”. Morgan gợi ý, “ Thách thức đối với tương lai là làm thế nào để có thể hiểu rõ hơn những yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người và khuyến khích họ thay đổi hành động của mình dựa trên những tin tưởng về biến đổi khí hậu. Cần phải có sự tập hợp và cùng hành động của khoa học và cộng đồng, và tạo cơ hội để mọi người hiểu các kết quả của các hành động khác nhau, và nghi vấn các giả định của họ, cũng như các kết luận và niềm tin, và khuyến khích họ cân nhắc các kịch bản khác nhau.”

Biến đổi khí hậu, sự tổn thương và thích ứng đối với khu vực phía nam và phía tây của Tây Úc từ năm 1975 đến nay, Luke Morgan, Diễn đàn chính sách Adap Net 08 -11- P-Ad,  ngày 11 tháng 11, 2008