Ngày 08 tháng 7 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 08 tháng 7 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, July 08, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-08-thang-7-nam-2008/

Ngày 08 tháng 7 năm 2008

1. Biến đổi khí hậu và khía cạnh quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng- Australia   

Biến đổi khí hậu đã tạo nên những thách thức lớn đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Australia. Tài liệu này cho rằng các khía cạnh của vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cần được xây dựng cách tiếp cận riêng cho từng vùng để tương thích với biến đổi khí hậu. Tài liệu này cũng chỉ ra một số ý tưởng và một số nguồn lực nhằm có nhiều thông tin hơn và quản tốt hơn.

Quản lý phong cảnh của Australia với biến đổi khí hậu, Vấn đề biến đổi khí hậu đối với các khía cạnh quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng, Andrew Campbell, Phòng Biến đổi khí hậu, Chính phủ Australia, Canberra, 2008 [PDF] 

2. Cơ sở hạ tầng đô thị bền vững – Quan điểm đến năm 2025

Báo cáo này xem xét khía cạnh sinh thái bền vững, bao gồm phát thải khí nhà kính, sử dụng nước và rác thải tại các thành phố. Bài viết tập trung vào phân tích trường hợp điển hình thành phố Luân Đôn. Báo cáo cũng cung cấp những thông tin về môi trường hiện hành, và thành phố phải sử dụng những các công nghệ như thế nào để đạt được các mục tiêu bền vững chính đến năm 2025.

Cơ sở hạ tầng đô thị bền vững, Biên tập các bài viết của Luân Đôn – Quan điểm đến năm 2025, Nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty McKinsey & Company, James Watson (chủ biên), Ban tình báo kinh tế, Siemens AG, tháng 6 năm 2008 [PDF]

3. Cách thức quản lý khí hậu sau năm 2012: Viễn cảnh của Canada

Nghiên cứu này xem xét những yếu tố trong quản lý khí hậu sau 2012 gắn liền với mối quan tâm của người dân Canada. Sử dụng những yếu tố này, bài viết nhìn nhận các khía cạnh giảm nhẹ, thích ứng, công nghệ, và đầu tư tài chính – đồng thời khái quát những lựa chọn đánh giá với cách thức để phát huy những thế mạnh và mối quan tâm có thể được giải quyết một cách tốt nhất.

Con đường phía trước: Viễn cảnh Canada trong chính sách khí hậu sau năm 2012, John Drexhage, Deborah Murphy và Jenny Gleeson (Biên tập), Viện Phát triển bền vững quốc tế -IISD, Canada, 2008 [PDF] 

4. Ước lượng chi phí kinh tế của mực nước biển dâng

Báo cáo này sử dụng nhiều công cụ: môt hình kinh tế (EPPA), một tập hợp mô hình khí hậu (IGSM), và hai bộ cơ sở dữ liệu (DIVA và G-Econ). Báo cáo xây dựng và phát triển hàm số chi phí mực nước biển dâng (được xây dựng ban đầu bởi Fankhauser-F95a) và vận dụng nó trong bộ dữ liệu mới về tính dễ tổn thương của khu vực bờ biển được phát triển dựa vào một phần của công cụ DIVA (Đánh giá động sự tương tác của tính dễ tổn thương – Dynamic Interactive Vulnerability Assessment).

Ước lượng chi phí kinh tế của mực nước biển dâng, Masahiro Sugiyama, Robert J. Nicholls và Athanasios Vafeidis, Báo cáo số 156, Chương trình hợp tác Khoa học và thay đổi chính sách toàn cầu, Viện công nghệ Massachusetts-MIT, Cambridge MA, Hoa Kỳ, thàng 4 năm 2008 [PDF]

5. Vai trò của trẻ em trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Để tăng cường phối hợp vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch quốc gia và ngành với các chính sách, trẻ em có những quan điểm sâu sắc để đề nghị và có quyền được tham vấn. Bài viết này giới thiệu không gian và thách thức của chính sách trong trường hợp có sự tham gia của trẻ em về tranh luận dựa vào những kinh nghiệm, khiến thức và năng lực đặc biệt của các em.

Quyền được tham gia: đảm bảo vai trò trẻ em trong thích ứng với biến đổi khí hậu, Trẻ em với Biến đổi khí hậu, London, UK, 2008 [PDF]

6. Hội nghị chuyên đề về Lương thực và Bền vững tài nguyên nước tại Châu Á 2008

 

Hội nghị chuyên để (Lương thực và Bền vững tài nguyên nước tại Châu Á 2008) sẽ được tổ chức Macau, Trung Quốc từ ngày 06-08 tháng 10 năm 2008. Hội nghị này sẽ tạo cơ hội để xây dựng mạng lưới khoa học các nhà nghiên cứu tham gia vào những vấn đề liên quan tới lương thực và bền vững tài nguyên nước tại khu vực Châu Á. Bài viết/tóm tắt mời nộp bài vào ngày 31 tháng 7 năm 2008.

Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ hai về Lương thực và bền vững tài nguyên nước tại Châu Á, Hành động đa nguyên tắc Bền vững toàn cầu (TIGS), Đại học Tokyo; và Đại học Macau, Macau, Trung Quốc, 06-08 tháng 10 năm 2008

Làm sao để giảm mạnh sử dụng xe hơi tại các thành phố của Australia – Peter Newman, Jeff Kenworthy và Gary Glazebrook   

Peter Newman và Jeff Kenworthy, Giáo sư Bền vững tại Đại học Curtin, Perth; và Gary Glazebrook, Giảng viên cao cấp tại Đại học Công nghệ Sydney, viết, “Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể giảm mạnh lượng xe hơi sử dụng tại các thành phố, điều này có thể dẫn đến giảm 50% quảng đường sử dụng xe hơi. Cơ chế chính là đẩy mạnh chất lượng dịch vụ công cộng trong khi giá dầu tiếp tục tăng cao, kết hợp với việc thay đổi những đặc điểm sử dụng đất”

Làm sao để giảm mạnh việc sử dụng xe hơi tại các thành phố của Australia, Peter Newman, Jeff Kenworthy và Gary Glazebrook, Diễn đàn chính sách AdaptNet  08-06-E-Ad, 08 tháng 7 năm 2008