Ngày 03 tháng 6 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 03 tháng 6 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, June 03, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-03-thang-6-nam-2008/

Ngày 03 tháng 6 năm 2008

1. Phân tích lợi ích chi phí Biến đối khí hậu: xem lại bài của Stern

Bài viết này tìm hiểu những thách thức của phương pháp tiếp cận cơ bản trong kinh tế để đánh giá kiểm soát khí hậu khi sử dụng để đánh giá một dự án đầu tư. Bài viết chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng trong nghiên cứu của các nhà kinh tế với sự chú ý đặc biệt đối với báo cáo trình Chính phủ Vương quốc Anh của Stern và các cộng sự.

Phân tích lợi ích chi phí của biến đổi khí hậu: xem lại bài của Stern, Paul Baer và Clive L. Spash, Tranh luận về Kinh tế xã hội và Môi trường (SEED), Các bài viết của CSIRO, Canberra, Australia, tháng 5 năm 2008 [PDF]

2. Biến đổi khí hậu và trẻ em đô thị – Gợi ý cho thích ứng

Bài viết thảo luận những ảnh hưởng có thể có đối với trẻ em trong bối cảnh gia tăng rủi ro với việc biến đổi khí hậu rất có thể diễn ra ở các khu vực đô thị trung tâm Châu Phi, Á và Mỹ La Tinh. Bài viết phân tích những gợi ý cho việc thích ứng, tập trung vào việc phòng và chống đối với các hiện tượng thời tiết đặc biệt và thay đổi đặc tính của khí hậu.

Biến đổi khí hậu và Trẻ em đô thị: Những ảnh hưởng và Gợi ý cho thích ứng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (Bản thảo), Sheridan Bartlett, Các bài viết thảo luận về nơi định cư của con người –Biến đổi khí hậu 2, Viện Quốc tế Môi trường và Phát triển (IIED), tháng 5 năm 2008 [PDF]

3. Vài trò của thích ứng trong chính sách khí hậu

Bài viết này phân tích khái niệm thích ứng trong phương pháp ảnh hưởng dẫn xuất ‘impacts-driven’ và dựa vào tính dễ tổn thương ‘vulnerability-based’. Bài viết tranh luận rằng chỉ có phương pháp thứ hai cân nhắc đến các biến số kinh tế xã hội của tính dễ tổn thương do khí hậu, và đề xuất giải pháp thích ứng hiệu quả để giải quyết những thách thức xuất phát từ biến đổi khí hậu.

Xu hướng mới xuất hiện trong chính sách thời tiết: Vai trò của thích ứng, James Ford, Khoa Địa lý, Trường Đại học McGill, Canada, Tạp chí Chính sách công quốc tế, tập 3, số. 2, 2007 [PDF] 

 

4. Rừng nhiệt đới và Biến đổi khí hậu – Thách thức và cơ hội

Bài viết này thảo luận khía cạnh các hoạt động của rừng nhiệt đới đóng góp vào sự duy trì và tăng cường năng lực thích ứng của rừng tự nhiên và rừng trồng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Bài viết nhìn nhận thách thức và cơ hội của việc phối hợp trong quản lý rừng nhiệt đới trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô lớn hơn.

Sự cần thiết của giảm nhẹ trong thích ứng: Rừng nhiệt đới và Biến đổi khí hậu, Manuel R. Guariguata và các cộng sự, Mitig Adapt Strateg Glob Change, Open Access, Springer, tháng 12 năm 2007 [PDF]

5. Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nghèo

Báo cáo này chỉ ra mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cho biết mối quan hệ này cần được cân nhắc trong viện trợ phát triển như thế nào. Bài viết xem xét thực trạng thể chế với việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu trong các chính sách hỗ trợ phát triển.

Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nghèo: Những mối quan hệ cơ bản và giải pháp chính, Siri E.H. Eriksen và các cộng sự, Báo cáo cho Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (Norad), Thay đổi môi trường toàn cầu và An ninh con người (GECHS), Trường Đại học Oslo, Na Uy, 2007 [PDF]

 

6. Hội nghị: Bờ biển bền và Cuộc sống tốt hơn – tại Trung Quốc

Hội nghị Khu vực bờ biển Châu Á Thái Bình Dương – 2008 sẽ được tổ chức tại Qingdao, Trung Quốc từ ngày 19-22 tháng 11 năm 2008. ‘Biến đổi khí hậu và thích ứng” sẽ đề cập nhiều nội dung qua nhiều chủ đề của chương trình hội nghị. Tóm tắt bài viết xin mời nộp vào ngày 15 tháng 6 năm 2008.

Hội nghị Khu vực bờ biển Châu Á Thái Bình Dương – 2008, Trường đại học Đại dương Trung Quốc (OUC), Qingdao, China, 19-22 tháng 10 năm 2008

 

Công cụ pháp luật Copenhagen cho thích ứng – Bài viết của Thea Dickinson và Ian Burton

Thea Dickinson (nhà nghiên cứu của Chương trình hợp tác Không khí sạch ở Toronto, Canada) và  Ian Burton (Giáo sự Trường Đại học Toronto và nhà khoa học của Tổ chức Dịch vụ Khí tương Canada) viết,

Cách thức xây dựng hiện này của Kế hoạch Hành động Thích ứng Quốc Gia (NAPAs) là không phù hợp với giai đoạn hậu Kyoto; Kế hoạch thích ứng quốc gia mới (NAPs) cần xuất phát từ quá trình đang diễn ra và nên phối hợp với mục tiêu phát triển bền vững dài hạn của quốc gia, với những công cụ chiến lược trong đó đề cập cả chính sách và giải pháp thích ứng cụ thể; Phương pháp tiếp cận trước đây ‘thích ứng nhỏ từ trên xuống – trickle down adaptation’ là không đủ. Cần thiết phải có ý tưởng ‘lớn và toàn diện – flood up’ hỗ trợ cho sự quyết tâm lớn của thích ứng. Đừng chờ những hướng dẫn. Hãy hành động ngay”

Công cụ thể chế Copenhagen cho thích ứng, Diễn đàn Chính sách AdaptNet 08-04-E-Ad, Thea Dickinson và Ian Burton, 03 tháng 6 năm 2008