Ngày 01 tháng 12 năm 2009

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 01 tháng 12 năm 2009", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 01, 2009, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-01-thang-12-nam-2009/

Ngày 01 tháng 12 năm 2009

  1. Đánh giá quốc gia cho rủi ro khí hậu vùng ven biển của Australia
  2. Tác động của thời tiết lên sức khỏe con người – Melbourne
  3. Rủi ro khí hậu đô thị: Thách thức & Cơ hội
  4. Cách tiếp cận liên ngành cho hệ thống cảnh báo sóng thần sớm
  5. Chính sách và hỗ trợ của ADB cho giảm thiểu và thích ứng
  6. Những thực tế mới ở Châu Á và Thái Bình Dương – Hội nghị

1. Đánh giá quốc gia cho rủi ro khí hậu vùng ven biển của Australia

Báo cáo cung cấp đánh giá sơ bộ các gợi ý trong tương lai của biến đổi khí hậu cho các lĩnh vực quan trọng tầm cỡ quốc gia của vùng ven biển Australia, đặc biệt tập trung vào các vấn đề định cư vùng ven biển. Nó xác định các khu vực rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu. Báo cáo giúp xác định các vấn đề ưu tiên mang tính quốc gia cho thích ứng để giảm các rủi ro biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển.

Các rủi ro biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển Australia: Đánh giá quốc gia đầu tiên được thông qua, Cục biến đổi khí hậu Australia, Canberra, Australia, tháng 11 năm 2009

2. Tác động của thời tiết lên sức khỏe con người – Melbourne

Báo cáo mô tả người dân Melbourn với chứng bệnh nghẽn động mạch vành phản hồi thế nào với thời tiết nóng. Nó xác định các nhiệt độ tới hạn của Melbourn, mà cao hơn thế thì tỷ lệ nhập viện cho các bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) tăng lên. Báo cáo gợi ý rằng việc thiết lập các hệ thống báo động tim/sức khỏe ở Melbourne có thể làm giảm bớt được sự suy tim trong thời gian thời tiết nắng nóng.

Khi thời tiết nóng: Nhiệt độ ngưỡng cho các bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) phải nhập viện  ở Melbourne Australia, Địa lý ứng dụng, tập 30, số 1, tr. 63-69, Elsevier Ltd, 2010 [yêu cầu đăng ký]

3. Rủi ro khí hậu đô thị: Thách thức và Cơ hội

Bài viết xem xét các nỗ lực của các tổ chức hiện nay trong việc quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu ở hai thành phố ven biển: Manila (thiếu nước) và Mumbai (ngập lụt). Nó xem xét các hạn chế của các cách tiếp cận hiện nay để quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu, và xác định các cơ hội khoa học tới hạn và các thách thức kèm theo trong việc thiết lập các cách tiếp cận quản lý rủi ro phòng ngừa. 

Quản lý rủi ro khí hậu đô thị ở Châu Á từ phản ứng tới tiên phong: Các thách thức đối với các cơ quan, các cơ hội khoa học, Shiv Someshwar, Esther Conrad và Mihir Bhatt, Tiểu luận nghiên cứu đô thị lần thứ năm, Pháp, 2009 [279 KB, PDF]

4. Cách tiếp cận liên ngành cho hệ thống cảnh báo sóng thần sớm

Báo cáo nhằm lồng ghép hàng loạt các ngành khoa học khác nhau (khoa học khí hậu, kỹ thuật, xã hội) để đóng góp cho xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần sớm. Báo cáo tập trung vào việc phân tích hình học cho thành phố Padang, Indonesia. Các kết quả phân tích liên ngành đã đưa ra các khuyến nghị cho việc làm giảm các rủi ro cho các tổn thất về người và của trong trường hợp có các tác động sóng thần tiềm năng.  

‘Dặm cuối cùng’ chuẩn bị cho thiên tai tiềm năng – Tiếp cận liên ngành cho hệ thống cảnh báo sóng thần sớm và thông tin sơ tán cho thành phố ven biển Padang, Indonesia, H. Taubenbock và nnk., Khoa học Trái đất và những hiểm họa tự nhiên, tập 9, tr.1509-1528, 2009 [4.49 MB, PDF]

5. Chính sách và hỗ trợ của ADB cho giảm thiểu và thích ứng

Báo cáo phác họa một số sự can thiệp đang triển khai và được dự kiến của ADB để giúp đỡ xây dựng nền kinh tế ít phát thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương. Báo cáo cho thấy cả năm văn phòng khu vực của ADB đều có dự thảo kế hoạch thực thi liên quan đến biến đổi khí hậu, đó cũng là hướng dẫn cho các phản hồi với những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu, trên cả hai phương diện là giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lẫn thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Hiểu và phản hồi với biến đổi khí hậu ở châu Á đang phát triển, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Philippines, 2009 [0.98 MB, PDF]

6. Những thực tế mới tại Châu Á và Thái Bình dương – Hội nghị

Hội nghị này sẽ diễn ra tại Đại học Hong Kong từ ngày 25-28 tháng 4 năm 2010. Một trong số các chương trình được thảo luận là: dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và một số các thách thức khác: vai trò của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong vấn đề biến đổi khí hậu sau hội nghị Copenhagen? Mời gửi tóm tắt trước ngày 31 tháng 1 năm 2010.

Báo cáo về những thực tế mới ở Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Hong Kong và Trung tâm Đông-Tây, Hong Kong, 25-28 tháng 4, 2010