AdaptNet ngày 5 tháng 6 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 5 tháng 6 năm 2012", ADAPTNet Vietnamese Edition, June 05, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-5-thang-6-nam-2012/

  1. Giới hạn và rào cản đối với thích ứng với biến đổi khí hậu
  2. Tính dễ bị tổn thương của các hệ thống vườn gia đình trước biến đổi khí hậu
  3. Tiến bộ và thách thức trong lập kế hoạch thích ứng tại các khu đô thị
  4. Công bằng và hiệu quả chi phí của tài chính cho thích ứng đa phương
  5. Quan điểm của Thay đổi Môi trường Toàn cầu và Đô thị hóa- UGEC
  6. Cuộc họp lần thứ năm của tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu

Giới hạn và rào cản đối với thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo là một phần trong một loạt các nghiên cứu về những giới hạn đối với thích ứng với biến đổi khí hậu do Viện Nghiên cứu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (NCCARF) thực hiện. Báo cáo đánh giá các chi phí và lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của giao dịch quyền tiếp cận nước và những tác động trong tương lai của việc sử dụng các công cụ mang tính thị trường (MBIs) cho các hoạt động thích ứng. Cụ thể báo cáo đánh giá các rào cản vàn giới hạn đối với thích ứng với biến đổi thị trường tại các cộng đồng nhỏ nằm sâu trong lãnh thổ Úc.

Giới hạn đối với thích ứng: Giới hạn và rào can đối với thích gứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng nhỏ nội địa bị ảnh hưởng bởi hạn hán, Kiem, A.S. và Austin, E.K., Viện Nghiên cứu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (NCCARF), Đại học Newcastle, 2012 [2.05 MB, PDF]

Tính dễ bị tổn thương của các hệ thống vườn gia đình trước biến đổi khí hậu

Tài liệu đánh giá mức độ của tính dễ bị tổn thương của các hệ thống vườn gia đình ở khu vực Nam Á trong điều kiện khí hậu biến đổi. Tài liệu ghi lại các đặc tính chính của các hệ thống vườn gia đình trong khoảng thời gian 50 năm với các hệ thống vườn tại các vùng khí hậu chính của Sri Lanka và một số địa phương được lựa chọn ở Ấn Độ và Bangladesh; đồng thời xây dựng một mô hình kinh tế sinh thái học nhằm xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với hiện trạng của an ninh lương thực tại khu vực Nam Á.

Tính dễ bị tổn thương của các hệ thống vườn gia đình trước biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực tại khu vực Nam Á, Giáo sư Buddhi Marambe và cộng sự, Báo cáo cuối cùng– Số tham chiếu dự án: ARCP2010-03CMY-Marambe, Mạng lưới Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu, 2012 [2.38 MB, PDF]

Tiến bộ và thách thức trong lập kế hoạch thích ứng tại các khu đô thị

Báo cáo đưa ra những hiểu biết sâu sắc về hiện trạng của hoạt động lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo đã tìm ra ba thách thức chính để có thể lồng ghép thích ứng vào các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) và quy hoạch sử dụng đất là: tìm kiếm ngân sách cho các hoạt động thích ứng; truyền đạt thông tin về đòi hỏi phải thích ứng tới các cán bộ cụ thể và các phòng ban địa phương; và có được sự cam kết và thừa nhận của chính phủ quốc gia về thực tế của các thách thức đối với hoạt động thích ứng tại địa phương.

Tiến bộ và thách thức trong lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu đô thị – Kết quả của điều tra toàn cầu, Carmin, JoAnn, Nikhil Nadkarni, và Christopher Rhie, Cambridge, 2012 [2.2 MB, PDF]

Công bằng và hiệu quả chi phí của tài chính cho thích ứng đa phương

Ban Giám đốc của Quỹ Thích ứng (AFB) hiện đang thảo luận cách thức quản lý 50% khoản ngân sách hạn chế cho các Cơ quan Thực hiện Đa phương. Tài liệu xem xét liệu phương thức ‘đến trước được phục vụ trước’ có bền vững hay không; hay AFB cần phải đưa ra các tiêu chí cơ bản cho việc phân bổ ngân sách. Tài liệu cũng đưa ra câu trả lời cho cho hai câu hỏi chính là: ngân sách cho thích ứng đa phương có thể đồng thời giải quyết vấn đề công bằng và hiệu quả chi phí không; và AFB đã lưu ý và xem xét các vấn đề công bằng hoặc hiệu quả chi phí trong quá trình xét duyệt của AFB trước đó không?

Công bằng và hiệu quả chi phí của tài chính cho thích ứng đa phương – Hai yếu tố này là bạn hay thù? Martin Stadelmann, Asa Persson, Izabela Ratajczak-Juszko, Axel Michaelowa, Trung tâm về Nghiên cứu Quốc tế và Đa ngành (CIS) và Sở Khoa học Chính trị (UZH), 2012 [1.85 MB, PDF]

Quan điểm của Thay đổi Môi trường Toàn cầu và Đô thị hóa – UGEC

Ấn phẩm Quan điểm của Thay đổi Môi trường Toàn cầu và Đô thị hóa (UGEC) giới thiệu một ví dụ nhỏ về ‘các sáng kiến liên ngành cho một trái đất đô thị’. Ấn phẩm giới thiệu một nghiên cứu mới mang tính hợp nhất có thể đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan ở các quy mô khác nhau – các bên liên quan hiện đang phải vất vả giải quyết các thách thức và cơ hội của quá trình đô thị hóa toàn cầu và thay đổi môi trường.

Quan điểm của UGEC, Số 7, Thay đổi Môi trường Toàn cầu và Đô thị hóa (UGEC), tháng 5 năm 2012 [20.2 Mb, PDF]

Cuộc họp lần thứ năm của tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu

Cuộc họp lần thứ năm của tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu sẽ được tổ chức tại Đại học RMIT, Melbourne, Úc từ ngày 14-17 tháng 6 năm 2012. Các học giả và các chuyên gia làm việc thực tế trong nhiều lĩnh vực sẽ nhóm họp tại cuộc họp với chủ đề: ‘Các thành phố đang bị toàn cầu hóa’ và mối liên hệ của các thành phố này với ‘Các nghiên cứu toàn cầu’. Giáo sư Darryn McEvoy, Tiến sĩ Hartmut Funfgeld, Tiến sĩ Jane Mullett và Alexei Trundle sẽ tham dự cuộc họp và chia sẻ các hoạt động của Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (CCAP) của trường Đại học RMIT.

Cuộc họp lần thứ năm của tổ chức Nghiên cứu Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc, 14-17 tháng 6, 2012

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua: daptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.