AdaptNet ngày 31 tháng 7 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 31 tháng 7 năm 2012", ADAPTNet Vietnamese Edition, August 01, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-31-thang-7-nam-2012/

  1. Kế hoạch nghiên cứu thích ứng quốc gia cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp – Cập nhật năm 2012
  2. Mức độ nghèo nàn về nước và dịch vụ vệ sinh và tính dễ bị tổn thương về khí hậu
  3. Liệu Anh đã sẵn sàng cho lũ lụt và khan hiếm nước chưa?
  4. Cộng đồng bản địa tại miền Bắc Australia
  5. Cảng biển và thích ứng với biến đổi khí hậu – Australia
  6. Hội nghị về biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội – Malaysia

Kế hoạch nghiên cứu thích ứng quốc gia cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp – Cập nhật năm 2012

Đây là phiên bản cập nhật của kế hoạch nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu quốc gia (NARP) cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp nhằm đưa ra các hướng dẫn cho việc đầu tư nghiên cứu liên quan đến các hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp trong 5 năm tới. Báo cáo xác định các ưu tiên nghiên cứu dựa trên: những thay đổi với nhu cầu của các bên liên quan từ khi NARP cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp được hoàn thiện năm 2009; nghiên cứu liên quan được công bố kể từ khi NARP cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp được hoàn thiện; và các lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện tại có liên quan đến NARP cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp.

Kế hoạch nghiên cứu thích ứng quốc gia cho hoạt động quản lý tình trạng khẩn cấp (Cập nhật năm 2012), John Handmer và cộng sự, Viện Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia, Bờ biển Vàng, Australia, 2012 [1.92 MB, PDF]

Mức độ nghèo nàn về nước và dịch vụ vệ sinh và tính dễ bị tổn thương về khí hậu

Đây là báo cáo về những phát hiện trong nghiên cứu về các mức độ nghèo nàn của các dịch vụ nước và vệ sinh cũng như tính dễ bị tổn thương về khí hậu tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Những phát hiện trong báo cáo (được rút ra từ các số liệu của chính phủ Việt Nam, các kết quả của một cuộc điều tra 1,200 hộ gia đình, và một nghiên cứu định tính với 23 cuộc phỏng vấn các hộ gia đình có thu nhập thấp) gồm: phân tích các mức và bản chất của tình trạng nghèo ở Cần Thơ; thảo luận về khả năng tiếp cận của các hộ gia đình nghèo với các cơ sở hạ tầng và hành vi liên quan đến nước; và nghiên cứu và phân tích về tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội.

Mức độ nghèo nàn về nước và dịch vụ vệ sinh và tính dễ bị tổn thương tại thành phố Cần Thơ, Carrard, N. và cộng sự, Viện Tương lai Bền vững, Đại học Công nghệ, Sydney, Australia, 2012 [3.80 MB, PDF]

Liệu Anh đã sẵn sàng cho lũ lụt và khan hiếm nước chưa?

Báo cáo sử dụng các chỉ số quốc gia của Anh để chứng minh rằng Anh ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn về lũ lụt trong tương lai do các hoạt động phát triển liên tục tại các bãi sông và việc lát các khu vườn. Báo cáo lưu ý rằng sự phát triển tại các khu vực có thể bị rủi ro nhanh hơn sự phát triển tại các khu vực ít bị tổn thương. Dù đã có các nỗ lực trong phòng chống lũ lụt để thích ứng, tốc độ thích ứng dường như không theo kịp với tốc độ phát triển do tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng.

Thích ứng với biến đổi khí hậu – Liệu Anh đã sẵn sàng cho lũ lụt và khan hiếm nước chưa? Báo cáo Tiến độ Tiểu ban Thích ứng 2012, Hội đồng Biến đổi Khí hậu, London, Anh, 2012 [2.22 MB, PDF]

Cộng đồng bản địa tại miền Bắc Australia

Báo cáo phân tích phương thức tiếp cận của chính phủ liên bang Australia trong xác định tính dễ bị tổn thương bản địa trước các tác động của khí hậu. Tài liệu đề xuất chính phủ có thể điều chỉnh lại phương pháp tiếp cận để xây dựng được các chính sách hiệu quả để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương. Tài liệu kết luận bằng đề xuất cho rằng phương pháp tiếp cận hiện tại đối với đánh giá tính dễ bị tổn thương là chưa đủ đa dạng để có thể đánh giá được đầy đủ những yếu tố có tác động tới tính dể bị tổn thương về xã hội tại các cộng đồng ở các vùng hẻo lánh.

Kết nối lý thuyết và thực tế trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu cho các cộng đồng bản địa tại miền Bắc Australia, Donna Green, Stephanie Niall và Joe Morrison, Môi trường Địa phương – Tạp chí Quốc tế về Bình đẳng và Bền vững, trang 1-21, 2012 [222 KB, PDF]

Cảng biển và thích ứng với biến đổi khí hậu – Australia

Cuộc tranh luận về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và ngành cảng biển và hàng hải phần lớn mới chỉ tập trung vào các tác động tiềm ẩn của khí hậu chứ chưa tập trung nhiều vào các vấn đề về thích ứng và tính dễ bị tổn thương. Tài liệu nghiên cứu các kết quả từ việc phân tích nhu cầu tập huấn được thực hiện trong ngành cảng và hàng hải của Australia nhằm tìm hiểu những vấn đề nào liên quan nhất đến ngành này cũng như những tác động tiềm ẩn cho các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu tương lai. Tài liệu xem xét các vấn đề đã được nêu ra và tranh luận cho rằng vấn đề chủ trốt trong xây dựng năng lực thích ứng là tiến hành các gói tập huấn chú trọng vào các đánh giá về tính dễ bị tổn thương.

Cảng biển và thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng kỹ năng trong thích ứng với biến đổi khí hậu tại Australia, Melissa Nursey-Bray và Tony Miller, Thích ứng với biến đổi khí hậu và Sử dụng Bền vững cho Quản lý Nước, Trong Quản lý Biến đổi Khí hậu, Phần 2, trang 273-282, 2012 [tài liệu phải đăng ký]

Hội nghị về biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội – Malaysia

Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Biến đổi Khí hậu và các Vấn đề Xã hội (CCSI 2012) sẽ được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 28-29 tháng 11 năm 2012. Hội nghị sẽ thảo luận các khía cạnh về giới và xã hội của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội sẽ được mời tham dự hội nghị. Hạn đăng ký để nhận được phí ưu đãi ngày 15 tháng 8 năm 2012.

Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Biến đổi Khí hậu và các Vấn đề Xã hội (CCSI 2012), Kuala Lumpur, Malaysia, 28-29 tháng 11 năm 2012

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:
http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.