AdaptNet ngày 31 tháng 5 năm 2011

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 31 tháng 5 năm 2011", ADAPTNet Vietnamese Edition, May 31, 2011, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-31-thang-5-nam-2011/

AdaptNet ngày 31 tháng 5 năm 2011

1. Hội thảo bàn tròn Melbourne: Quản lý hành chính và Tài chính cho vấn đề biến đổi khí hậu

2. Sự thích nghi với khí hậu tại các khu đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3. Rủi ro về biến đổi khí hậu đối với các cảng biển và các kế hoạch hành đồng để thích ứng

4. Thông tin địa lý học phục vụ công tác xác định rủi ro thiên tai

5. Chúng ta có đang thích ứng với biến đổi khí hậu không?

6. Hội nghị – Liệu chỉ tăng thêm 4ºC hay còn tăng nhiều hơn nữa? Úc trong một thế giới đang nóng lên

 

Hội thảo bàn tròn Melbourne: Quản lý hành chính và tài chính cho vấn đề biến đổi khí hậu


Đây là báo cáo đưa ra sau cuộc hội thảo bàn tròn đầu tiên về quản lý hành chính và tài chính cho vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức tại Melbourne. Báo cáo đưa ra những thông tin cụ thể, trực tiếp về quản lý hành chính cho vấn đề biến đổi khí hậu ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương. Bên cạnh các vấn đề về quản lý hành chính, báo cáo cũng thảo luận vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu.

Hội thảo bàn tròn Melbourne: Quản lý hành chính và tài chính – Các vấn đề liên quan đến “Kết quả Hội nghị Cancun” với sự tham gia của các bên liên quan cấp liên chính phủ, Izabela Ratajczak-Juszko, Chương trình về Thích ứng theo Biến đổi khí hậu, Viện nghiên cứu Các thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc, 2011 [3.35MB, PDF]

 

Sự thích nghi với khí hậu tại các đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu

 

Sự cần thiết phải thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu tạo ra nhiều thách thức mới đối với chính quyền địa phương và các thách thức này thường vượt quá khả năng của họ. Công trình nghiên cứu này phân tích các thách thức mà chính quyền/các khu đô thị địa phương phải đối mặt khi xây dựng và thực hiện các chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu trong bối cảnh kinh tế chính trị biến đổi không ngừng. Nghiên cứu tập trung chủ yếu tại các thành phố vùng đồng bằng châu thổ và duyên hải của Việt Nam.

Sự thích nghi với khí hậu tại các đô thị trong bối cảnh biến đối khí hậu: Bài học từ Việt Nam, Matthias Garschagen và Frauke Kraas, Tạp chí Thành phố có khả năng thích ứng, Bền vững địa phương, quyển 1, phần 3, trang 131-139, 2011 [Tài liệu phải đặt mua]

 

Rủi ro về biến đổi khí hậu đối với các cảng biển và các kế hoạch hành động để thích ứng

 

Báo cáo xem xét các tác động của biến đổi khí hậu và các phương án thích ứng cho các cảng biển, báo cáo nghiên cứu trường hợp cảng Maritimo Muelles El Bosque (MEB), Cartagen, Colombia. Báo cáo nghiên cứu các tác động trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đối với hoạt động của MEB. Báo cáo đưa ra các phương án thích ứng cụ thể bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường hệ thống thoát nước, tăng cường các hoạt động kinh tế có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng phạm vi bảo hiểm.

Rủi ro về biến đổi khí hậu và doanh nghiệp: Các cảng biển (Cảng Maritimo Muelles El Bosque, Cartagena, Columbia), Công ty Tài chính Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2011 [5.32MB,PDF]

 

Thông tin địa lý học phục vụ công tác xác định rủi ro thiên tai

 

Báo cáo đưa ra tổng quan chung về các công nghệ địa lý học hỗ trợ công tác đánh giá các rủi ro tại các khu đô thị với nghiên cứu tập trung vào các hình ảnh có độ phân giải cao (VHR). Để minh họa cho các khái niệm và kỹ thuật, báo cáo phân tích trường hợp đô thị tự trị Legazpi của Philippines. Báo cáo kết luật bằng một thảo luận ngắn gọn về các vấn đề thể chế khi thực hiện phương thức đánh giá rủi ro dựa trên dữ liệu từ vệ tinh.

Sử dụng dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh có độ phân giải cao để xác định rủi ro thiên tai tại các khu đô thị, Uwe Deichmann và cộng sự, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Khắc phục và Giảm thiểu Thảm họa Toàn cầu (GFDRR), Trung tâm nghiên cứu chung (JRC) và  Viện Bảo vệ và An ninh cho Công dân (IPSC), 2011, [2.70 MB, PDF]

 

Chúng ta có đang thích ứng với biến đổi khí hậu không?

 

Đây là công trình nghiên cứu xây dựng và áp dụng một phương pháp ban đầu và thử nghiệm để xem xét một cách hệ thống các hoạt động thích ứng trên toàn cầu để đối phó với biến đổi khí hậu. Công trình này phủ nhận một số các giả định chung về về thích ứng; ví dụ phần lớn các nghiên cứu báo cáo về các đánh giá về mức độ dễ bị tổn thương và các hệ thống tự nhiên (hoặc các dự định hành động) chứ không báo cáo về các hành động để thích ứng; hiện chỉ có rất ít các báo cáo về hoạt động thích ứng đang được thực hiện nghiên cứu về các hoạt động tận dụng các lợi thế có thể có được từ biến đổi khí hậu hoặc nghiên cứu về biến đổi khí hậu với phụ nữ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.

Chúng ta có đang thích ứng với biến đổi khí hậu không? Lea Berrang-Ford, James D. Ford và Jaclyn Paterson, tạp chí Thay đổi Môi trường Toàn cầu, quyển 21, trang 25-33, 2011 [340 KB, PDF]

 

Hội nghị – Liệu chỉ tăng thêm 4ºC hay còn tăng nhiều hơn nữa? Úc trong một thế giới đang nóng lên


Hội nghị sẽ được tổ chức tại Trung tâm Myer Asia Sydney của trường Đại học Melbourne, Úc. Hội nghị nhóm họp các nhà khoa học và các nhà chuyên môn danh tiếng của Úc và trên thế giới thảo luận về các nguy cơ kinh tế, chính trị, sinh học và xã hội của hiện tượng ấm lên đối với Úc. Để biết thêm thông tin về hội nghị có thể xem trên website dưới đây.

Hội nghị – Liệu chỉ tăng thêm 4ºC hay còn tăng nhiều hơn nữa? Úc trong một thế giới đang nóng lên, Giảng đường Carillo Gantner, Trung tâm Myer Asia Sydney, trường Đại học Melbourne, từ ngày 12-14 tháng 7, 2011.-