AdaptNet ngày 3 tháng 5 năm 2011

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 3 tháng 5 năm 2011", ADAPTNet Vietnamese Edition, May 03, 2011, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-3-thang-5-nam-2011/

AdaptNet ngày 3 tháng 5 năm 2011

  1. Đưa thích ứng BĐKH vào khuôn khổ trong chính sách và thực tế
  2. Chi tiêu nguồn vốn cho thích ứng BĐKH một cách khôn ngoan
  3. Tính tổn thương, công bằng xã hội và thích ứng BĐKH
  4. Biến đổi khí hậu toàn cầu và sức khỏe của trẻ em
  5. Quan điểm của UGEC: Cơ hội và thách thức với vấn đề bền vững
  6. Mời tham gia bình luận về Quản lý tình huống khẩn cấp NARP

Đưa thích ứng BĐKH vào khuôn khổ trong chính sách và thực tế                

Đây là văn kiện làm việc đầu tiên từ dự án VCCCAR (Trung tâm nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu bang Victoria) với tiêu đề: ‘Đưa vấn đề thích ứng đa cấp và đa thành phần vào khuôn khổ trong phạm vi bang Victoria’. Văn kiện này trình bày thế nào là ‘thích ứng’ với biến đổi khí hậu (BĐKH) bằng cách giải thích rõ các thuật ngữ thường dùng và chỉ ra cách các khái niệm này được vận dụng trong hoạch định chính sách tại Úc, cũng như các nơi khác trên thế giới. Văn kiện còn nhấn mạnh những câu hỏi then chốt nhắm tới các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo về vấn đề định khung cho các hoạt động thích ứng, cả trong chính sách cũng như thực tiễn ứng dụng.

Đưa thích ứng BĐKH vào khuôn khổ trong chính sách và thực tế (Dự án VCCCAR: Đưa vấn đề thích ứng đa cấp và đa thành phần vào khuôn khổ trong phạm vi bang Victoria), Hartmut Fünfgeld và Darryn McEvoy, Văn kiện làm việc 1, Trung tâm nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu bang Victoria (VCCCAR), Melbourne, Australia, tháng 4 năm 2011 [747 KB, PDF]

Chi tiêu nguồn vốn cho thích ứng BĐKH một cách khôn ngoan

Hầu hết các cuộc thảo luận về nguồn vốn cho thích ứng với biến đổi khí hậu đều chú trọng vào quá trình: làm thế nào để huy động nguồn tài chính và cách các nguồn vốn cho thích ứng được quản lý và theo dõi. Bài viết này tìm cách chuyển sự chú ý về lại nội dung cốt lõi của vấn đề thích ứng bằng việc đặt ra câu hỏi thế nào là một “hành động thích ứng tốt” tại các nước đang phát triển. Đồng thời bài viết cho rằng cách sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tốt nhất là chi cho những hoạt động phát triển mềm, ít hiển nhiên hơn nhưng vẫn đảm bảo tăng cường khả năng thích ứng.

Chi tiêu nguồn vốn cho thích ứng BĐKH một cách khôn ngoan, Samuel Fankhauser và Ian Burton, Trung tâm Kinh tế và Chính sách Biến đổi Khí hậu, và Viện nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu và Môi trường Grantham. Tháng 1 năm 2011 [361 KB, PDF]

Tính tổn thương, công bằng xã hội và thích ứng BĐKH

Báo cáo này giới thiệu khái niệm tổn thương trước biến đổi khí hậu trong khi đề cập đến công bằng xã hội. Trong báo cáo, hai ví dụ thực tế về thích ứng tại vùng tây nam Anh Quốc được đem ra xem xét. Cụ thể đó là dự án triển khai Kế hoạch về Sóng nhiệt và dự án chuyển đổi cách tính phí sử dụng nước theo nhu cầu. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân nhắc một cách có hệ thống về những tổn thương hiện tại, cũng như tương lai trong các kế hoạch thích ứng tại các cấp địa phương, cấp ngành và cấp quốc gia.

Tính tổn thương trước Sóng nhiệt và Hạn hán: Các bài học thực tế về thích ứng với biến đổi khí hậu tại miền tây nam Vương Quốc Anh, Magnus Benzie et al., Tổ chức Joseph Rowntree (JRF), tháng 2 năm 2011 [1.44 MB, PDF]

Biến đổi khí hậu toàn cầu và sức khỏe của trẻ em     

Bài viết tóm tắt những tổn thương mà trẻ em có thể phải gánh chịu từ các hiểm họa có liên quan tới khí hậu như: sự tăng nhiệt độ; tăng về cả tần suất và mức độ của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm; nước biển dâng. Nội dung bài viết còn nhấn mạnh rằng các ảnh hưởng không đồng đều có thể làm trầm trọng các vấn đề hiện tại về tính công bằng môi trường. Bài viết cũng khuyên rằng các chiến lượng ứng phó với biến đổi khí hậu nên được kết hợp với các chương trình sức khỏe cộng đồng.

Biến đổi khí hậu toàn cầu và sức khỏe của trẻ em: Nguy cơ và chiến lược ngăn chặn, Perry E. Sheffield và Philip J. Landrigan, Quan điểm về sức khỏe môi trường, tập 119, số 3, tháng 3 năm 2011 [324 KB, PDF]

Quan điểm của UGEC: Cơ hội và thách thức với vấn đề bền vững

Dự án UGEC chú trọng tới việc phát sinh kiến thức mới trong các quan hệ song phương cũng như các tương tác nhân quả giữa khu đô thị và sự thay đổi của môi trường nói chung trong mức độ địa phương, vùng và toàn cầu. Trong số thứ năm của báo cáo Quan điểm của UGEC có đưa ra một loạt các bài viết phản ánh sự đa dạng của các nghiên cứu được trình bày và thảo luận tại hội thảo của UGEC vào tháng 10 năm 2010. Rất nhiều các bài viết đã đề cập tới ý tưởng quy tụ các ngành học hay đào tạo liên ngành, đồng thời khẳng định rằng lượng kiến thức cần để đối phó với các vấn đề nan giải (như biến đổi khí hậu và giảm đa dạng sinh học) không thể chỉ bó gọn trong giới hạn của một môn khoa học nhất định.

Quan điểm của UGEC: Cơ hội và thách thức với vấn đề bền vững trong một thế giới đô thị hóa: Tuyển tập từ Hội thảo UGEC năm 2010, Đô thị hóa và Biến đổi môi trường toàn cầu: Một dự án chính của IHDP, Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, tập 5, tháng 4 năm 2011 [22.3 MB, PDF]

Mời tham gia bình luận về Quản lý tình huống khẩn cấp NARP  

NCCARF (Trung tâm nghiên cứu quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu) đang hiệu chỉnh Kế hoạch nghiên cứu quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu (NARP) – Quản lý tình huống khẩn cấp. Kế hoạch được chỉnh sửa sẽ đề cập tới cách các nghiên cứu về thích ứng biến đổi khí hậu cho công tác “quản lý tình huống khẩn cấp” sẽ được nghiệm thu tại Úc. Quá trình thu thập ý kiến sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 5 năm 2011.

Mời tham gia bình luận về Quản lý tình huống khẩn cấp NARP, Kế hoạch nghiên cứu quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu: Quản lý tình huống khẩn cấp, Trung tâm nghiên cứu quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu (NCCARF), Queensland, Australia, tháng 5 năm 2011