AdaptNet ngày 23 tháng 4 năm 2013

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 23 tháng 4 năm 2013", ADAPTNet Vietnamese Edition, April 23, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-23-thang-4-nam-2013/

  1. Khả năng thích ứng của môi trường xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
  2. Những hứa hẹn tài chính để cải thiện khí hậu đã được áp dụng cho các nước kém phát triển?
  3. Sự phụ thuộc lối mòn, tính dễ tổn thương về thể chất và khí hậu cực đoan
  4. Đánh giá khả năng thích ứng và dễ bị tổn thương – Thái Lan
  5. Quản lý tình trạng khẩn cấp và Biến đổi khí hậu
  6. Hội nghị Quốc tế Vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương – In-đô-nê-si-a

 

Khả năng thích ứng của môi trường xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tài liệu này không chỉ xem xét các tác động tiềm ẩn có hại đến môi trường xây dựng khi cường độ xảy ra các thiên tai có liên quan đến thời tiết ngày càng gia tăng mà còn xác định khả năng thích nghi của các cơ chế quản lý quan trọng (quy chuẩn xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và bảo hiểm nhà ở) và phương pháp thực tiễn tốt nhất thông qua các hoạt động thi công, xây dựng, nhà ở và quy hoạch. Đồng thời đây còn là tài liệu giúp lấp đầy những khoảng trống kiến thức (vận dụng các nghiên cứu tình huống) bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận tất cả các mối nguy hiểm vào thiết kế công trình, quy hoạch sử dụng đất và các khu xây dựng, cũng như tạo điều kiện để phương pháp tiếp cận chủ động nói trên có thể gắn kết thực hành với chính sách.
Quy hoạch, Xây dựng và Đảm bảo: Khả năng Thích ứng của Môi trường Xây dựng trong Bối cảnh Cường độ Thiên tai Gia tăng trước Biến đổi Khí hậu, David King và các cộng sự, Đại học James Cook và Cơ quan Quốc gia Nghiên cứu Khả năng Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quỹ (NCCARF), Gold Coast, Ốt-xtrây-li-a, 2013 [4,41 MB. , PDF]

Những hứa hẹn tài chính để cải thiện khí hậu đã được áp dụng cho các nước kém phát triển?

Tài liệu này gồm có bản đánh giá một cách có hệ thống về các báo cáo có trong Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 2012 của các quốc gia hứa sẽ hỗ trợ 30 tỷ đô la Mỹ trong Quỹ tài chính khởi động nhanh (FSF) trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2012. Mặt khác, tài liệu cũng đánh giá liệu các quốc gia giàu có đã minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ – về cân bằng giữa 2 quỹ giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, tìm kiếm các nguồn tài trợ thông qua các kênh của UNFCCC, mà lấy các khoản vay nợ thay cho các nguồn tài trợ – đối với 48 nước kém phát triển nhất thế giới (LDCs) hay chưa?.
Kém phát triển, dễ bị tổn thương nhất: Có những hứa hẹn tài chính liên quan đến khí hậu cho các nước kém phát triển? David Ciplet, Timmons Roberts, Mizan Khan, Spencer Fields và Keith Madden, Sáng kiến Xây dựng Năng lực châu Âu (ECBI), tháng 4 năm 2013 [325 KB, PDF]

Sự phụ thuộc lối mòn, tính dễ tổn thương vật chất và các hiện tượng khí hậu cực đoan

Bài báo cho thấy để hiểu rõ những tất yếu của biến đổi khí hậu trong tương lai thì cần phải tăng cường chú ý vào các tiến trình kinh tế xã hội đang “góp phần” ảnh hưởng đến khả năng dễ bị tổn thương. Đặc biệt, bài báo này còn nhìn nhận đến xu hướng dễ bị tổn thương về vật chất của Mỹ và của các dự án dễ bị tổn thương trong tương lai theo giả định rằng sự phụ thuộc lối mòn sẽ xác định hình thái phát triển địa hình tương lai. Bài báo này đặt các trường hợp trên trong một bối cảnh bằng cách đưa ra những dự đoán về những thiệt hại kinh tế có thể xảy ra từ nay đến năm 2050 nếu tiếp tục đi theo lối mòn trước đó.
Sự phụ thuộc lối mòn của Tiếp xúc Kinh tế Xã hội Hoa Kỳ trước Khí hậu Cực đoan và Cam kết dễ bị tổn thương (bài báo), Benjamin L. Preston, Thay đổi Môi trường Toàn cầu, tháng 4 năm 2013.

Đánh giá khả năng thích ứng và dễ bị tổn thương – Thái Lan

Bài viết này đưa ra một khuôn khổ mở rộng đánh giá khả năng thích ứng và dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, bên cạnh đó cũng đưa ra một ví dụ đơn giản với một cái nhìn toàn diện về một xã hội đang chịu áp lực từ những thay đổi về kinh tế – xã hội cũng như biến đổi khí hậu và tạo ra kết nối bền chặt giữa các ngành chủ chốt từ góc độ hệ thống phức hợp. Ngoài ra, tài liệu này cũng chỉ ra những khoảng trống trong việc áp dụng đánh giá khả năng thích ứng và dễ bị tổn thương cho từng ngành trong quy hoạch thích ứng cảnh quan.
Một cách tiếp cận Toàn diện để Đánh giá Khả năng Thích ứng và Dễ bị tổn thương trước Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu thí điểm ở Thái Lan, Suppakorn Chinvanno, Loạt báo cáo đối tác, số 4, Nền tảng Kiến thức Thích ứng Biến đổi Khí hậu Khu vực của Viện Môi trường Stockholm và Châu Á (Trung tâm Châu Á), Bangkok, Thái Lan, năm 2013 [1,44 MB, PDF].

Quản lý Tình trạng khẩn cấp và Biến đổi khí hậu

Bản đánh giá gần đây về quản lý tình huống khẩn cấp và thích ứng với biến đổi khí hậu là một tài liệu mang tính nền tảng, hỗ trợ cập nhật thông tin về Kế hoạch nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu quốc gia (NARP), Quản lý tình huống khẩn cấp của NCCARF. Không những thế, tài liệu này còn đưa ra một bài bình luận ngắn gọn về bốn lĩnh vực nghiên cứu tổng quát, bao gồm: nhận biết rủi ro, khả năng chống chịu mang tính tổ chức và cộng đồng; các chiến lược thích ứng và các tác động trong khu vực.
Quản lý Tình trạng Khẩn cấp và Biến đổi Khí hậu: Một đánh giá cập nhật của Literature giai đoạn 2009-2012, John Handmer, Blythe McLennan, Briony Towers, Joshua Whittaker, Frank Yardley, Cơ quan Quốc gia Nghiên cứu Khả năng Thích ứng Biến đổi Khí hậu (NCCARF), Gold Coast, Ốt-xtrây-li-a, 2013 [655 KB, PDF].

Hội nghị Quốc tế trong Vùng bờ biển Châu Á – Thái Bình Dương – In-đô-nê-si-a

Hội nghị Quốc tế Vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 (APAC 2013) sẽ diễn ra từ ngày 24 – 26 tháng 9 năm 2013 tại Bali, In-đô-nê-si-a. Mục tiêu của hội nghị lần này là quảng bá những tiến bộ khoa học, công nghệ, trao đổi thông tin và hợp tác giữa các kỹ sư và các nhà nghiên cứu trong ngành kỹ thuật bờ biển, cảng, xây dựng biển và các lĩnh vực khác có liên quan (bao gồm biến đổi khí hậu và thích ứng của các vùng bờ biển). Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập trang web theo đường link dưới đây.
Hội nghị Quốc tế Vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 (APAC 2013), Khoa Kỹ thuật, Đại học Hasanuddin, Tamalanrea, Makassar, Indonesia, 24-26 tháng 9 năm 2013.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@nautilus.org

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:
http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *