AdaptNet ngày 2 tháng 11 năm 2010

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 2 tháng 11 năm 2010", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 02, 2010, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-2-thang-11-nam-2010/

AdaptNet ngày 2 tháng 11 năm 2010

  1. Dự luật về Biến đổi khí hậu 2010 – Victoria, Australia
  2. Biến đổi khí hậu và chế độ trường tồn ở Bắc Triều tiên
  3. Thích ứng biến đổi khí hậu hỗ trợ nghèo ở các trung tâm đô thị
  4. Ngập lụt vùng ven biển do biến đổi khí hậu – Queensland, Australia
  5. Tháo dỡ ứng phó để đối phó với biến đổi khí hậu
  6. Hội nghị Giáo dục về Môi trường – Brisbane, Australia

Dự luật về Biến đổi khí hậu 2010 – Victoria, Australia

Nghiên cứu này cung cấp sơ bộ tổng quan về những bổ sung chính cho hệ thống pháp luật của bang Victoria, thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, tổng quan về kế hoạch hành động theo báo cáo trắng của chính phủ, phản hồi của các bên liên quan, các luật trong quyền xét xử. Mục đích chính của Dự luật này là để tạo thuận lợi cho việc xem xét vấn đề biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực cần có lập quyết định của chính phủ; thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới trong phản hồi với biến đổi khí hậu; và phát triển kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu.

Dự luật về Biến đổi Khí hậu của Victoria 2010, Tóm tắt nghiên cứu, Dich vụ nghiên cứu của thư viện Quốc hội, Cục dịch vụ Quốc hội, Quốc hội Victoria, Australia, tháng 8, 2010 [194 KB, PDF]

Biến đổi khí hậu và chế độ trường tồn ở Bắc Triều tiên     

Báo cáo này xem xét sự tổn thương của ngành nông nghiệp do biến đổi khí hậu ở Bắc Triều Tiên và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ ổn định. Báo cáo tranh luận rằng biến đổi khí hậu có thể làm suy giảm đế chế của Kim Jong-il thông qua sự phá hủy ngành nông nghiệp của Bắc Triều Tiên, dẫn đến sự không đảm bảo an ninh lương thực nhiều hơn và sự xói mòn của các thể chế nhà nước. Báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên có rất ít khả năng để thích ứng với các hiểm họa khí hậu, mà sẽ làm tăng thêm các căng thẳng hiện hành và đẩy chế độ này vào sự suy thoái tận cùng.

Biến đổi khí hậu và chế độ trường tồn ở Bắc Triều tiên, Benjamin Habib, Asian Survey, Tập 50, Số. 2, tr. 378 – 401, 2010 [Yêu cầu đăng ký]

Thích ứng biến đổi khí hậu hỗ trợ nghèo ở các trung tâm đô thị

Nghiên cứu này nhằm cố gắng hiểu biết tốt hơn về các hộ gia đình nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và các cộng đồng đang làm để đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Hai địa điểm đô thị – Mombasa and Estelí được lựa chọn cho nghiên cứu này. Nó gợi ý cho thấy quy hoạch thích ứng đô thị phải bao gồm hợp phần mà xem xét chi tiết những thực tế hiện hành của biến đổi khí hậu (các tác động xấu của thay đổi các hình thái thời tiết, các chiến lược mà xây dựng nên tính ứng phó) cho các khu đô thị nghèo.

Thích ứng biến đổi khí hậu hỗ trợ nghèo ở các khu đô thị trung tâm: Các nghiên cứu thực tế về tính tổn thương và sự ứng phó ở Kenya và Nicaragua, Caroline Moser và nnk., Mạng lưới phát triển bền vững, Cục phát triển Xã hội, Ngân hàng Thế giới, tháng 6, 2010 [2.13 MB, PDF]

Ngập lụt vùng ven biển do biến đổi khí hậu – Queensland, Australia      

Bài viết thăm dò các vấn đề liên quan đến đánh giá các chi phí và lợi ích thực sự của việc thích ứng có kế hoạch về nhà ở của nhân dân vùng ven biển và lựa chọn cơ sở hạ tầng (các tòa nhà giáo dục và thương mại, đường xá và đường ray xe lửa) để làm giảm những hiểm họa trong tương lai do các sự kiện ngập úng. Để làm được điều này, bài viết sử dụng các dữ liệu của vùng Đông Nam Queensland (SEQ) – đó là vùng được nhận như là gặp phải rủi ro cao do ngập úng trong tương lai.

Sự ngập úng vùng ven biển do biến đổi khí hậu: Nghiên cứu thực tế ở Đông Nam Queensland, Xiaoming Wang và nnk., Báo cáo cập nhật số 6 về thích ứng biến đổi khí hậu của CSIRO, CSIRO, Australia, tháng 9, 2010 [1.50 MB, PDF]

Tháo dỡ ứng phó để đối phó với biến đổi khí hậu

Báo cáo cập nhật này tập trung vào quan niệm học thuật của khái niệm “ứng phó” trong các hệ thống xã hội, sinh thái và xã hội-sinh thái. Nó xem xét 16 quan niệm về ứng phó được chồng chéo lên nhau và tồn tại từ trước đến nay trong các tài liệu. Bài viết phân tích các khái niệm/quan niệm hiện hành để thử chưng cất các quan điểm vào trong cùng một bộ các tính chất và các chỉ số chủ yếu.

Thời phục hưng ứng phó? Tháo dỡ ứng phó để đổi phó với biến đổi khí hâu và thiên tai, Aditya V. Bahadur, Maggie Ibrahim và Thomas Tanner, Báo cáo thảo luận số 1 Đầy mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, Viện nghiên cứu phát triển (IDS), tháng 9, 2010 [1.41 MB, PDF]

Hội nghị Giáo dục về Môi trường – Brisbane, Australia

Hội nghị Giáo dục về Môi trường Thế giới lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Brisbane, Australia từ ngày 19-23 tháng 7 năm 2011. Hội nghị này hướng tới tất cả các các nhân và tổ chức đang tham gia vào sự nghiệp giáo dục về môi trường, biến đổi khí hậu và bề vững và muốn chia sẻ kinh nghiệm học tập với các chuyên gia và các đồng nghiệp trên toàn thế giới. Mời gửi tóm tắt đến trước ngày 3 tháng 12 năm 2010.

Hội nghị Giáo dục về Môi trường Thế giới lần thứ 6, Brisbane, Queensland, Australia, 19-23 tháng 7, 2011