AdaptNet ngày 16 tháng 11 năm 2010

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 16 tháng 11 năm 2010", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 16, 2010, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-16-thang-11-nam-2010/

AdaptNet ngày 16 tháng 11 năm 2010

  1. Tương lai cho đô thị ứng phó và ít phát thải Carbon – Australia
  2. Xây dựng lại nhà ở sau thiên tai – Sri Lanka
  3. Thích ứng các khu đô thị ở châu Phi với biến đổi khí hậu
  4. Khoa học biến đổi khí hâu: các vấn đề và giải đáp
  5. Đánh giá tính tổn thương: Biến đổi khí hậu và các bối cảnh giảm rủi ro thiên tai
  6. Hội thảo về tạo lập các thành phố sống tốt – Noosa, Australia

Tương lai cho đô thị ứng phó và ít phát thải Carbon – Australia

Báo cáo thảo luận này khuyến khích thảo luận về các thách thức của sự gia tăng đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Nó cung cấp các ví dụ về một số các sáng kiến của Australia và quốc tế trong việc quy hoạch cho biến đổi khí hậu để thiết lập một chuẩn mực cho phát triển một cách tiếp cận tích hợp hơn. Báo cáo xác định được các rào cản để thay đổi việc quản lý sự tăng trưởng đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tương lai cho đô thị ứng phó và ít phát thải Carbon: Cách tiếp cận tích hợp để quy hoạch cho biến đổi khí hậu, Giáo sư Barbara Norman, Báo cáo chuẩn bị cho Cục Biến đổi Khí hậu và Năng lượng hiệu quả, Australia, tháng 7 năm 2010 

Xây dựng lại nhà ở sau thiên tai – Sri Lanka

Thông qua nghiên cứu tình huống của công tác tái xây dựng nhà ở sau thiên tai ở Batticaloa-Sri Lanka, bài viết này khảo sát khái niệm của quản lý thông minh rủi ro thiên tai khí hậu (CSDRM) trong môi trường sau xung đột. Nó xem xét phải tích hợp ở mức độ nào cả ba trụ cột của CSDRM (đối phó với sự thay đổi rủi ro thiên tai và những sự kiện không chắc chắn; tăng cường khả năng thích ứng; và đề cập đến sự nghèo đói và tính tổn thương) có thể giúp xúc tiến/khuyến khích các kết quả phát triển tốt trong bối cảnh rủi ro thiên tai xung đột-khắc sâu vào tâm trí của người dân Sri Lanka.s

Xây dựng lại nhà ở sau thiên tai ở vùng ảnh hưởng xung đột, Batticaloa, Sri Lanka: Phản ánh cách tiếp cận quản lý thông minh rủi ro thiên tai khí hậu, Maggie Ibrahim, Bài thảo luận số 6 về Đẩy mạnh ứng phó khí hậu, Viện nghiên cứu phát triển, tháng 9 năm 2010 [473 KB, PDF] 

Thích ứng các khu đô thị ở châu Phi với biến đổi khí hậu

Bải viết lần theo Kampala (Uganda) đến từ đâu trên phương diện thích ứng với biến đổi khí hậu, và đưa ra những ví dụ dẫn chứng phù hợp từ năm 2003. Nó xem xét các biện pháp thích ứng có thể cho sự phản hồi có ý nghĩa rộng khắp thành phố ở Kampala. Bài viết cho thấy các dạng phát triển đô thị hiện hành ở Kampala có thể có chút ít linh hoạt để thay đổi, nhưng các chiến lược lồng ghép có thể hỗ trợ sớm cho các cộng đồng đô thị thích ứng.

Thích ứng các khu đô thị ở châu Phi với biến đổi khí hậu: Trường hợp của Kampala, Shuaib Lwasa, Quan điểm hiện hành trong sự bền vững môi trường, tập 2, tr. 166-171, 2010 [156 KB, PDF]

Khoa học biến đổi khí hâu: các vấn đề và giải đáp

Ấn phẩm này giải thích về thực trạng của khoa học biến đổi khí hậu, bao gồm có hay không sự đồng lòng trong cộng đồng khoa học và có tồn tại những điều không chắc chắn ở đâu hay không. Nó đề cập đến 7 vấn đề: biến đổi khí hậu là gì? Khí hậu Trái đất biến đổi như thế nào trong quá khứ xa? Khí hậu biến đổi thế nào trong những năm gần đây? Các hoạt động của con người có gây ra biến đổi khí hậu không? Chúng ta hy vọng khí hậu sẽ tiến hóa thế nào trong tương lai? Chúng ta có thể giải quyết với sự không chắc chắn trong khoa học?

Khoa học biến đổi khí hậu: Các vấn đề và giải đáp, Viện khoa học hàn lâm Australia, Canberra, Australia, tháng 8 năm 2010 [1.79 MB, PDF]

Đánh giá tính tổn thương: Biến đổi khí hậu và các bối cảnh giảm rủi ro thiên tai

Các cộng đồng giảm rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đã phát triển được các khái niệm cho đánh giá tính tổn thương một cách độc lập với nhau. Bài viết này thảo luận các khái niệm này sử dụng các nghiên cứu tính tổn thương ở các vùng ven biển để mô tả những khoảng trống giữa cả hai cách tiếp cận, và khảo sát phạm trù cho học hỏi và hợp tác với nhau để phát triển các phương pháp luận cho đánh giá tính tổn thương.

Đánh giá tính tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hiểm họa tự nhiên: Bộc lô các khoảng trống và tính hiệp trợ qua các ứng dụng vung ven biển, E. Romieu và nnk., Sustain Sci, tập 5, tr. 159-170, 2010 

Hội thảo về tạo lập các thành phố sống tốt – Noosa, Australia

Hội thảo lần thứ 4 về tạo lập các thành phố sống tốt sẽ diễn ra tại Noosa (Queensland), Australia từ 28-29 tháng 7 năm 2011. Đó sẽ là một diễn đàn cho Chính phủ và các chuyên gia trong ngành thảo luận về các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp liên quan đến sức khỏe dân số, sự bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giao thông, biến đổi khí hậu và thiết kế đô thị. Mời nộp tóm tắt trước ngày 28 tháng 2 năm 2011.

Hội thảo lần thứ 4 về tạo lập các thành phố sống tốt, Noosa-Queensland, Australia, 28-29 tháng 7 năm 2011