AdaptNet ngày 12 tháng 3 năm 2013

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 12 tháng 3 năm 2013", ADAPTNet Vietnamese Edition, March 12, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-12-thang-3-nam-2013/

  1. Hoạt động thích ứng và chiến lược hỗ trợ chủ đạo – Australia
  2. Tình trạng tị nạn trong nước từ thiên tai tại Philippines
  3. Hệ thống cảnh báo lũ sớm dựa vào cộng đồng – Jakarta
  4. Quản trị đô thị giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng bền vững
  5. Xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái duyên hải bền vững
  6. Hội nghị khoa học – Kỹ thuật thích ứng cho các thành phố và vùng biển

Hoạt động thích ứng và chiến lược hỗ trợ chủ đạo – Australia

Báo cáo đưa ra một khung và phương pháp luận mang tính cấu trúc phục vụ cho mục đích phân tích nhu cầu của người sử dụng cuối, các sản phẩm và dịch hiện có nhằm hỗ trợ cho các tổ chức và những người đưa ra quyết định trong các hoạt động thích ứng. Trên cơ sở tham vấn và các buổi hội thảo với sự tham gia của nhiều đối tác liên quan, báo cáo kết luận rằng tồn tại một khoảng cách giữa nhu cầu của người sử dụng cuối và những dịch vụ và sản phẩm hiện có.

Hoạt động thích ứng và chiến lược hỗ trợ chủ đạo cho Australia: Đánh giá của quốc tế và Australia về các sản phẩm và công cụ, Báo cáo nghiên cứu tích hợp và tổng hợp, Robert Webb Jie-lian Beh, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia, Bờ biển Vàng, Australia, 2013 [1.83 MB, PDF]

Tình trạng tị nạn trong nước từ thiên tai tại Philippines

Bản báo cáo nhấn trọng tâm vào ưu điểm và nhược điểm cuả các phương án ứng phó với thảm hoạ bão Sendong và các hoạt động phục hồi sau thảm hoạ. Báo cáo trình bày chi tiết các văn bản luật đang được xây dựng của Philippines về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRR). Bên cạnh đó bản báo cáo này còn chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa công tác chuẩn bị phương án phòng chống thiên tai, các tác động của thiên tai, các giải pháp ứng phó thiên tai, công tác di tản dân cư và các hậu quả để lại thường rất lâu dài, và cuối cùng là tìm kiếm các giải pháp chống chịu lâu dài cho các cư dân tị nạn trong nước (IDP).

Tình trạng tị nạn trong nước từ thiên tai tại Philippines: Nghiên cứu trường hợp bão Washi/Sendong, Justin Ginnetti và cộng sự, Trung tâm Giám sát Tị nạn Trong nước, Thụy Sĩ, 2013 [2.15 MB, PDF]

Hệ thống cảnh báo lũ sớm dựa vào cộng đồng – Jakarta

Báo cáo sử dụng phân tích mạng xã hội khi mô phỏng bằng hình ảnh các thông điệp về cảnh báo lũ sớm tại Cawang, Jakarta. Các vấn đề báo cáo xem xét gồm: (i) bối cảnh lũ lụt tại các khu vực đô thị của Jakarta; (ii) quan điểm của chính quyền địa phương đối với các vấn đề về lũ lụt; (iiii) chung sống với lũ lụt như một phương thức thích ứng với lũ lụt tại Cawang; (iv) hoạt động thích ứng của các trường học với lũ lụt; và (v) hoạt động cảnh báo lũ tại Cawang.

Khái niệm hóa một mạng lưới đã được xây dựng cho hệ thống cảnh báo lũ sớm dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp Jakarta, Jonatan A. Lassa, Saut Sagala, Adi Suryadini, Văn kiện làm việc số 3, Viện Quản trị Tài nguyên và Thay đổi Xã hội (IRGSC), 2013 [1.24 MB, PDF]

Quản trị đô thị giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng bền vững

Báo cáo xác định những lĩnh vực can thiệp chủ chốt nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu với khu vực nghiên cứu là Đông Nam Á và tập trung nghiên cứu Ấn Độ. Báo cáo chỉ ra những địa phương với các phương thức tiếp cận với khả năng chống chọi trước biến đổi khí hậu hiện còn chưa rõ ràng. Đồng thời báo cáo cũng đưa chương trình nghị sự cho khu vực đô thị về khả năng bền vững trước biến đổi khí hậu cũng như quản lý rủi ro vào trong phạm vi của phát triển bền vững.

Quản trị đô thị giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng bền vững trước biến đổi khí hậu – Nghiên cứu Đông Nam Á & Ấn Độ, Christoph Woiwode, Tạp chí Bất động sản Sri Lanka, Phòng Đánh giá và Quản lý Bất động sản, Đại học Sri Jayewardenepura, Số 6, trang 38-60, 2013 [472 KB, PDF]

Xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái duyên hải bền vững

Sự phức tạp về mặt lý sinh và kinh tế xã hội của môi trường duyên hải tại Australia đặt ra nhiều thách thức cho các nhà ra quết định khi phải đưa ra các cách quản lý vùng duyên hải trong bối cảnh điều kiện hiện tại. Tài liệu này là hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia đưa ra dựa trên những bằng chứng với nội dung súc tích về quản lý vùng duyên hải trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hướng dẫn được biên soạn dựa trên kinh nghiệm của bang New South Wales mà vẫn phù hợp với hoạt động lập kế hoạch cho các vùng duyên hải trên cả nước Australia.

Xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái duyên hải bền vững, Hướng dẫn Chính sách số 1 của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia (NCCARF), NCCARF, Bờ biển Vàng, Australia, 2013 [596 KB, PDF]

Hội nghị khoa học – Kỹ thuật thích ứng cho các thành phố và vùng biển

Hội nghị khoa học về kỹ thuật thích ứng cho các thành phố và vùng biển sẽ diễn ra từ ngày 29-31 tháng 10 năm 2013 tại Melbourne, Australia. Hội nghị nhằm giới thiệu những nghiên cứu về khoa học kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu (xem xét tới những rủi ro của biến đổi khí hậu để đưa ra những giải pháp về công nghệ và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và xây dựng khả năng chống chọi trước biến đổi khí hậu) và nêu bật vai trò của kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu đối với sự định cư của con người tại các vùng duyên hải và đô thị. Hạn nộp bài tham luận ngày 31 tháng 5 năm 2013.

Hội nghị khoa học về Kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu cho các thành phố và vùng biển, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp Liên bang (CSIRO), 29-31 tháng 10 năm 2013

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:
http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.