AdaptNet ngày 11 tháng 9 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 11 tháng 9 năm 2012", ADAPTNet Vietnamese Edition, September 12, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-11-thang-9-nam-2012/

  1. Ứng dụng định hướng thích ứng biến đổi môi trường – Úc
  2. Lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch thành phố – Semarang, Indonesia
  3. Tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và việc xác định các nước kém phát triển nhất (LDC)
  4. Khái niệm hóa thích ứng cho các khu đô thị trước biến đổi khí hậu
  5. Thích ứng biến đổi khí hậu và vấn đề di cư tại khu vực Đông Nam Á
  6. Hội thảo biến đổi khí hậu và quá trình ra quyết định – Thái Lan

Ứng dụng định hướng thích ứng biến đổi môi trường – Úc

Ứng dụng trên website này (định hướng thích ứng biến đổi khí hậu) là một khung hướng dẫn linh hoạt cho chép các cá nhân và tổ chức tự tìm hiểu và vạch ra hướng đi qua thích ứng với biến đổi khí hậu. Ban đầu ứng dụng này được xây dựng cho những người phải ra quyết định (cấp địa phương, khu vực và bang) ở bang Victoria, Úc. Tuy vậy, ứng dụng này cũng có thể giúp ích cho các cấp chính phủ tại các khu vực khác trên thế giới, các tổ chức tư nhân và/hoặc các các nhân quan tâm thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng định hướng thích ứng biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Victoria (VCCCAR), Victoria, Melbourne, Úc, 2012

Lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch thành phố – Semarang, Indonesia

Chính quyền thành phố Semarang (Indonesia) đang xây dựng một Chiến lược Thích ứng và Chống chọi với Biến đổi Khí hậu (CRS) nhằm xác định các hành động ưu tiên để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Ban Quy hoạch Phát triển Địa phương của thành phố Semarang cũng quản lý hoạt động quản lý và trách nhiệm của Nhóm Làm việc Thành phố trong hoạt động quy hoạch và sử dụng các nguồn ngân sách phát triển công. Báo cáo thảo luận việc thực hiện quy trình lồng ghép này và quy trình này đã được thực hiện thành công ra sao khi đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch thành phố tại Semarang.
Lồng ghép chiến lược thích ứng và chống chọi với biến đổi khí hậu trong quy hoạch thành phố tại Semarang, Indonesia, Ratri Sutarto và Jim Jarvie, Loạt bài về Thích ứng và Chống chọi với Biến đổi Khí hậu, Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường (ISET), Boulder, 2012 [866 KB, PDF]

Tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và việc xác định các nước kém phát triển nhất (LDC)

Báo cáo đánh giá vai trò của tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu trong việc xác định các nước kém phát triển nhất (LDCs). Nhìn nhận vấn đề từ quan điểm phát triển bền vững, báo cáo lập luận rằng cần xem biến đổi khí hậu là một yếu tố làm nghiêm trọng hơn những bất lợi hiện tại và nhiều chỉ số được sử dụng để xác định các nước kém phát triển nhất đã bao gồm những yếu tố dễ bị tổn thương về cấu trúc liên quan trước biến đổi khí hậu. Báo cáo đề xuất một số thay đổi trong các tiêu chí xác định các nước kém phát triển nhất nhằm đưa vào những yếu tố dễ bị tổn thương do thiên tai và tại các vùng duyên hải.

Tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và việc xác định các nước kém phát triển nhất, Matthias Bruckner, Báo cáo khái quát của Ủy ban Chính sách Phát triển số 15, Bộ phận Chính sách Phát triển và Phân tích của Liên Hợp Quốc, Ban Kinh tế Xã hội, New York, Hoa Kỳ, tháng 6, 2012 [622 KB, PDF]

Khái niệm hóa thích ứng cho các khu đô thị trước biến đổi khí hậu

Báo cáo đưa ra cái nhìn tổng quát về các ứng dụng tiên tiến nhất và mới nhất trong hoạt động thích ứng cho các khu đô thị trước biến đổi khí hậu. Báo cáo thực hiện đánh giá so sánh các kế hoạch và nghiên cứu thích ứng của 7 thành phố (New York City, Quito, London, Tunis, Durban, Hồ Chí Minh, Bangkok) đặc biệt chú trọng đánh giá mức độ lập kế hoạch về hành chính, các công cụ và thông tin được sử dụng khi đưa ra các lựa chọn về chính sách cũng như vai trò của việc quản trị và tài chính trong hoạt động thích ứng cho các khu đô thị trước biến đổi khí hậu.

Khái niệm hóa thích ứng cho các khu đô thị trước biến đổi khí hậu-Phát hiện rút ra từ một khung đánh giá thích ứng được sử dụng, Katie Johnson và Margaretha Breil, Văn kiện làm việc số 29.2012 của Viện Nghiên cứu FEEM, Viện Nghiên cứu Fondazione Eni Enrico Mattei, tháng 6, 2012 [442 KB, PDF]

Thích ứng biến đổi khí hậu và vấn đề di cư tại khu vực Đông Nam Á

Báo cáo đánh giá tổng quan về vấn đề an ninh hóa liên quan đến biến đổi khí hậu và di cư, đồng thời nghiên cứu về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, di cư và tình trạng bất an. Báo cáo tìm hiểu cách thức biến đổi khí hậu và di cư đã được an ninh hóa tại khu vực Đông Nam Á thế nào. Báo cáo cũng đề xuất áp dụng một phương pháp tiếp cận mang tính an ninh cho con người bao gồm sự chuyển đổi từ vấn đề di cư sang người di cư sẽ tăng cường tiềm năng đảm bảo được an ninh cho những người dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và vấn đề di cư tại khu vực Đông Nam Á: Ứng phó trước một thách thức mới về an ninh con người, Lorraine Elliott, Loạt bài Chính sách Sáng kiến An ninh châu Á số 20, Trung tâm RSIS về Nghiên cứu An ninh Phi Truyền thống, Singapore, 2012 [128 KB, PDF]

Hội thảo biến đổi khí hậu và quá trình ra quyết định – Thái Lan

Hội thảo xây dựng năng lực với chủ đề “quản trị các vấn đề chưa chắc chắn nắm vai trò quan trọng: biến đổi khí hậu và quá trình ra quyết định tại các lưu vực sông xuyên biên giới” sẽ được tổ chức từ ngày 21-23 tháng 1 năm 2013 tại Chiang Mai, Thái Lan. Hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết về các tác động tiềm ẩn trong tương lai cảu những vấn đề chưa chắc chắn mang tính phân tích và quy chuẩn có liên quan đến biến đổi khí hậu và các yếu tố định hướng trên diện rộng cho việc quản trị các lưu vực sông xuyên biên giới giữa các nước. Hạn nộp tham luận hội thảo trước ngày 15 tháng 10 năm 2012.

Quản trị các vấn đề chưa chắc chắn nắm vai trò quan trọng: biến đổi khí hậu và quá trình ra quyết định tại các lưu vực sông xuyên quốc gia, Phân khoa Nghiên cứu Xã hội và Môi trường, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Chiang Mai và Dự án Quản trị Hệ thống Trái đất, Mạng lưới Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu, Chiang Mai, Thái Lan, 21-23 tháng 1 năm 2013

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.