AdapNet ngày 29 tháng 11 năm 2011

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdapNet ngày 29 tháng 11 năm 2011", ADAPTNet Vietnamese Edition, November 29, 2011, https://nautilus.org/adaptnet/adapnet-ngay-29-thang-11-nam-2011/

AdapNet ngày 29 tháng 11 năm 2011

1.    Biến đổi khí hậu: Khoa học và giải pháp cho nước Úc
2.    Thích ứng địa phương cho việc phục hồi sinh kế  – Philippin
3.    Biến đổi khí hậu và những bất ổn xung quanh
4.    Thể chế hóa nguôn tài chính cho việc thích ứng biến đổi khí hậu
5.    Các thành phố và Biến đổi khí hậu: Hưởng ứng Chương trình nghị sự khẩn cấp
6.    Hội nghị “Tương lai thích ứng” quốc tế lần thứ 2

Biến đổi khí hậu: Khoa học và giải pháp cho nước Úc

Sách được biên soạn dựa trên các tài liệu được xem xét và đánh giá mới nhất với nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của biến đổi khí hậu là một mối quan tâm lớn về môi trường tại Úc; đồng thời cung cấp thêm các thông tin mới nhất về ngành khoa học biến đổi khí hậu quốc tế và các hoạt động ứng phó của ngành này với biến đổi khí hậu. Sách cũng nghiên cứu các tác động của khí nhà kính đến khí hậu, mô hình khí hậu trong tương lai và các giải pháp giúp Úc có thể thích ứng và chuẩn bị sẵn sàng trước biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu: Khoa học và giải pháp cho nước Úc, Helen Cleugh và cộng sự (biên tập), Nhà xuất bản CSIRO, Victoria, Úc, 2011 [13.5MB, PDF]

Thích ứng địa phương cho việc phục hồi sinh kế  – Philippin

Tài liệu nghiên cứu các điều kiện thuận lợi ở cấp độ vi mô giúp cho việc thích ứng biến đổi khí hậu dựa trên một nghiên cứu thực hiện tại sáu làng ven biển Bacacay thuộc tỉnh Albay, Philippin. Tài liệu phân tích khả năng phục hồi sinh kế (áp dụng các phương thức tiếp cận sinh kế bền vững) cũng chỉ ra tính cấp thiết cần sớm thực hiện một chiến lược thích ứng mềm mỏng tập trung vào việc phát triển con người và tăng cường nguồn vốn xã hội nhằm nâng cao khả năng thích ứng cũng như xây dựng khả năng phục hồi trong lĩnh vực nghiên cứu.

Thích ứng địa phương cho việc phục hồi sinh kế ở Albay – Philippin, Noralene Uy, Yukiko Takeuchi và Rajib Shaw, Tạp chí Hiểm họa môi trường: Con người và Chính sách, quyển 10, trang 139-153, 2011 [459 KB, PDF]

Biến đổi khí hậu và những bất ổn xung quanh

Tài liệu trình bày các thông tin và dữ liệu cho thấy một số đánh giá các hình thái khí hậu nổi bật có liên quan chặt chẽ đến nhận thức của người dân Mỹ về khoa học khí hậu đã chưa được phổ biến tới đông đảo người dân Mỹ, dẫn đến tình trạng phần lớn các thông tin về lĩnh vực này chủ yếu do các nguồn có ít căn cứ đưa đến cho người dân. Tài liệu cũng đề xuất các giải pháp mà IPCC và các cơ quan đánh giá khí hậu khác có thể áp dụng để nâng cao mức tiếp cận cộng đồng tại Mỹ.

Biến đổi khí hậu và những bất ổn xung quanh: Nâng cao tác động của các đánh giá về nhận thức của người dân về các hiểm họa và lựa chọn khí hậu, Brenda Ekwurzel, Peter C. Frumhoff và James J. McCarthy, Tạp chí Biến đổi Khí hậu, trang 791-802, 2011 [515 KB, PDF]

Thể chế hóa nguồn tài chính cho việc thích ứng biến đổi khí hậu

Tài liệu nghiên cứu cách thức tài chính cho các hoạt động thích ứng hiện đang được thể chế hóa như thế nào và tìm hiểu khả năng hình thành một thị trường thích ứng tương tự như các thị trường carbon trong đó các dự án thích ứng chính là các mặt hàng được giao dịch và kinh doanh. Tài liệu đưa ra hai phương thức có thể biến các hoạt động thích ứng thành các mặt hàng giao dịch là: tập trung vào các lợi ích của hoạt động thích ứng – các lợi ích rõ ràng nhất song song với các thị trường carbon – hoặc giao dịch bằng tín dụng để giải ngân các quỹ cho thích ứng biến đổi khí hậu.

Thể chế hóa nguồn tài chính cho việc thích ứng biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) và ác phạm vi rộng hơn: Liệu có khả năng một ‘thị trường’ thích ứng sẽ được hình thành? Asa Persson, Tài liệu nghiên cứu 2011, Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển, 2011 [1.41 MB, PDF]

Các thành phố và Biến đổi khí hậu: Hưởng ứng Chương trình nghị sự khẩn cấp

Tài liệu là tuyển tập các nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Chuyên đề Nghiên cứu về Đô thị lần thứ 5 do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Các bài viết được lựa chọn cho thấy rằng sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và đô thị hóa đã tạo nên một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Các tài liệu nghiên cứu bao gồm nghiên cứu về New Orleans trong bối cảnh môi trường dễ bị tổn thương, một khuôn khổ để đưa các khía cạnh của vấn đề nghèo đói vào các cuộc thảo luận về các thành phố và hiện trạng biến đổi khí hậu, vai trò đóng góp của các viện nghiên cứu trong việc giảm nhẹ và thích ứng.

Các thành phố và Biến đổi khí hậu: Hưởng ứng Chương trình nghị sự khẩn cấp, Daniel Hoornweg và các cộng sự (biên tập), Loạt bài về Phát triển Đô thị, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/Ngân hàng Thế giới, 2011 [5.61 MB, PDF]

Hội nghị “Tương lai thích ứng” quốc tế lần thứ 2

Hội nghị sẽ được tổ chức tại bang Arizona, Mỹ từ ngày 29-31 tháng 5, 2012 với nội dung về thích ứng với các hình thái biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hội nghị cũng giới thiệu các nghiên cứu nổi trội trên thế giới với các nội dung nghiên cứu về bình đẳng và hiểm họa, kiến thức, xây dựng năng lực, phương pháp luận và đầu tư và tài chính cho thích ứng. Hạn cuối nhận bài tham luận ngày 31 tháng 1, 2012.

Hội nghị “Tương lai thích ứng” quốc tế lần thứ 2, Viện Môi trường, Đại học Arizona, Arizona, Mỹ, 29-31 tháng 5, 2012

Viện Nautilus và các cơ quan cung cấp thông tin liên kết

Đăng ký nhận bản tin này:https://nautilus.org/mailing-lists/sign-for-mailinglists

Để biết thêm thông tin hoặc để yêu cầu không tiếp tục nhận bản tin này, vui lòng liên hệ Saleem Janjua, Biên tập, email: adaptnet@rmit.edu.au

Giáo sư Darry McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích nghi với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập – Giám đốc Điều hành Viện An ninh & Bền vững Nautilus

Saleem Janjua, Biên tập Bản tin AdaptNet