AdapNet ngày 13 tháng 12 năm 2011

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdapNet ngày 13 tháng 12 năm 2011", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 13, 2011, https://nautilus.org/adaptnet/adapnet-ngay-13-thang-12-nam-2011/

AdapNet ngày 13 tháng 12 năm 2011

1. Khung vận hành cho quy trình lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu
2. Phân tích khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu của các khu đô thị tại 10 thành phố Châu Á
3. Thích ứng với biến đổi khí hậu và khối tư nhân
4. Phân tích tổng hợp về phát triển đất đô thị toàn cầu
5. Giảm thiểu hạn hán bằng phương pháp SIP tại Bangladesh
6. Thảo luận về năng lượng: Thách thức & Lựa chọn – Tin Hội nghị

Khung vận hành cho quy trình lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu

Đây là dự án lập khung cho các hoạt động thích ứng nhằm xây dựng và hoàn thiện một khuôn khổ có căn cứ khoa học vững chắc và là cơ sở hỗ trợ cho các quyết định về các vấn đề liên quan phục vụ cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên diện đa cấp độ và đa bên trong bối cảnh bang Victoria. Nhóm dự án hiện đang xây dựng một trong các kết quả nghiên cứu chính của dự án đó là một công cụ đạo hàng vận hành trên trang web để định hướng cho các hoạt động lập kế hoạch ở cấp độ địa phương và vùng.

Lập khung thích ứng – Báo cáo tiến độ dự án tháng 11, 2011, Dự án lập khung thích ứng của VCCCAR, Chương trình Thích ứng Biến đổi Khí hậu – Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu thuộc trường đại học RMIT, Viện Bền vững Monash và trường đại học Melbourne, bang Victoria, Úc, tháng 11, 2011 [200KB, PDF]

Phân tích khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu của các đô thị tại 10 thành phố Châu Á

Sách trình bày các phương thức 10 thành phố Châu Á đánh giá tính dể bị tổn thương và các khái nhiệm ứng dụng của khả năng chống chọi của các đô thị; đồng thời đưa ra một khuôn khổ cho các bài học đã được chia sẻ nhiều lần thông qua việc mô tả một bộ công cụ cho khả năng năng chống chọi của các công trình ở các thành phố trên thế giới. Cũng được đề cập đến trong sách này là các chiến lược đã được xây dựng bởi các đối tác của 10 thành phố này nhằm mục đích định hướng cho đầu tư vào khí hậu để sao cho đáp ứng được các nhu cầu khác nhâu của người dân Châu Á và các hệ thông của thành phố.

Phân tích khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu của các đô thị: Ứng dụng các khái niệm về khả năng chống chọi vào các hoạt động lập kế hoạch trong khuôn khổ chương trình ACCCRN (giai đoạn 2009-2011), Marcus Moench, Stephen Tyler và Jessica Lage (biên tập), Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường (ISET), 2011 [21.9MB, PDF]

Thích ứng với biến đổi khí hậu và khối tư nhân

Nghiên cứu đưa ra các tình huống cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu của khối tư nhân theo phương thức có thể xây dựng được khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu của các cộng đồng dễ bị tổn thương tại các nước đang phát triển. Nghiên cứu gợi ý một số hành động mà các doanh nghiệp và các nhà lập sách có thể áp dụng để phân tích và tăng cường sự tham gia của khối tư nhân; đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp nên lồng ghép hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu vào các hoạt động lập kế hoạch chiến lược chủ chốt và xây dựng một danh sách các hàng hóa và dịch vụ có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu.

Thích ứng vì một nền kinh tế xanh: Doanh nghiệp, cộng đồng và biến đổi khí hậu, Lila Karbassi và cộng sự, Tổ chức Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc – Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Oxfam và Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), 2011 [839 KB, PDF]

Phân tích tổng hợp về phát triển đất đô thị toàn cầu

Tài liệu nêu ra các rủi ro từ quá trình tăng trưởng bùng nổ của các thành phố đối với con người và môi trường. Phân tích đưa ra dự đoán mức độ tăng trưởng của các khu vực đô thị tại thời điểm hiện tại cũng như mức tăng trưởng này trong tương lai. Tài liệu này được biên soạn trên cơ sở các nghiên cứu đã được đánh giá, các nghiên cứu này đã sử dụng các số liệu từ vệ tinh để lập bản đồ về sự phát triển, mở rộng cảu các khu đô thị với kết quả thu được cho thấy từ năm 1970 đến 2000 các khu đô thị đã mở rộng tới ít nhất 22,400 dặm vuông.

Phân tích tổng hợp về phát triển đất đô thị toàn cầu, Karen C. Seto và cộng sự, Tạp chí của tổ chức PLoS One, quyển 6, ấn phẩm số 8, tháng 8, 2011 [511 KB, PDF]

Giảm thiểu hạn hán bằng phương pháp SIP tại Bangladesh

Đây là nghiên cứu nhằm phát triển một phương thức phương pháp luận (gọi là SIP) có thể sử dụng như một công cụ lập kế hoạch nhanh nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán ở mức thấp nhất. Nghiên cứu cũng đo mức độ hiện tại khả năng chống chọi với hạn hạn bằng các chỉ số liên quan đến các điều kiện Kinh tế xã hội, Thể chế và Vật lý tại hai quận dễ bị hạn hán nhấn của Bangladesh là Rajshahi và Chapai-Nawabgan. Các kết quả tại 14 khu vực thuộc hai quận này cho thấy mức độ chênh lệch từ 2.41 (mức thấp nhất) đến 3.61 (mức cao nhất) trên thang từ 1-5.

Giảm thiểu hạn hán thông qua phương pháp tiếp cận kinh tế xã hội, thể chế và vật lý tại khu vực Tây Bắc của Bangladesh, Umma Habiba, Rajib Shaw và Yukiko Takeuchi, Hiểm họa Môi trường: Các khía cạnh Chính sách và Con người, quyển 10, trang 121-138, 2011 [544 KB, PDF]

Thảo luận về năng lượng: Thách thức & Lựa chọn – Tin Hội nghị

Hội nghị Bền vững và Năng lượng Khu vực Thái Bình Dương sẽ được tổ chức tại thành phố Hiroshima – thành phố hòa bình của Nhật Bản từ ngày 5-9 tháng 8 năm 2012. Với chủ đề ‘ Thảo luận về năng lượng: thách thức và lựa chọn’, hội nghị nhằm trao đổi ý tưởng và trình bày các nghiên cứu liên quan đến chủ đề năng lượng bền vững và chính sách về biến đổi khí hậu vì những vấn đề này có liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình bền vững toàn cầu. Hạn cuối nộp bài tham luận ngày 1 tháng 2 năm 2012.

Hội nghị Bền vững và Năng lượng Khu vực Thái Bình Dương: Thảo luận về năng lượng: Thách thức và lựa chọn, Đại học Hiroshima và Các đối tác, Hiroshima, Nhật Bản, từ ngày 5-9 tháng 8 năm 2012.

——THÔNG BÁO——

Đây là bản tin cuối cùng của năm 2011. Bản tin AdaptNet sẽ trở lại với bạn đọc vào đầu tháng 2 năm 2012. Nhân dịp này chúng tôi xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong suốt năm 2011. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc về bản tin AdaptNet để làm cho bản tin của chúng tôi tốt hơn trong thời gian tới. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi cho Biên tập của bản tin theo địa chỉ email: muhammadsaleem.janjua@rmit.edu.au

Viện Nautilus và các cơ quan cung cấp thông tin liên kết

Đăng ký nhận bản tin này: https://nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Để biết thêm thông tin hoặc để yêu cầu không tiếp tục nhận bản tin này, vui long liên hệ: Saleem Janjua, Biên tập, email: adaptnet@rmit.edu.au

Giáo sư Darry McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích nghi với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập – Giám đốc Điều hành Viện An ninh & Bền vững Nautilus

Saleem Janjua, Biên tập Bản tin AdaptNet