Ngày 9 tháng 12 năm 2008

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"Ngày 9 tháng 12 năm 2008", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 09, 2008, https://nautilus.org/adaptnet/ngay-9-thang-12-nam-2008/

Ngày 9 tháng 12 năm 2008

  1. Biến đổi khí hậu – Ngành thuỷ sản và nghề cá của Úc
  2. Thách thức đô thị đối với các thành phố Châu Á – Rủi ro và cơ hội
  3. Tiến tới một thoả thuận biến đổi khí hậu Hậu 2012 mới
  4. Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu
  5. Xây dựng những ưu tiên trong chính sách đổi mới năng lượng
  6. Hội nghị: Biến đổi môi trường toàn cầu và an ninh của loài người

1. Biến đổi khí hậu – Ngành thuỷ sản và nghề cá của Úc

Bài viết cho rằng biến đổi khí hậu sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá của Úc trên các mặt sinh học, kinh tế và xã hội.Trên cơ sở đó, bài viết  khẳng định cần phải tính đến những ảnh hưởng của biến đối khi hậu trong các chính sách quản lý thuỷ sản nói chung và nghề cá nói riêng; và tính đến những biến đổi khí hậu trong thu hoạch thuỷ sản, trong phát triển các chiến lược thích nghi trong tương lai.

Những gợi ý biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản và nghề cá của Úc, A.J. Hobday, E.S.Poloczanska, và  R.J. Matear (chủ biên), Báo cáo dành cho Cục Biến đổi khí hậu, Canberra, Úc, Tháng 8 năm 2008 [4,73 MB, PDF]

2. Thách thức đô thị đối với các thành phố Châu Á – Rủi ro và cơ hội

Bài viết đề ra các giải pháp mà Châu Á có thể đối mặt được với những thách thức đô thị, làm rõ ba khía cạnh của phát triển bền vững – kinh tế học, môi trường, và xã hội. Bài viết chỉ ra một số thay đổi mang tính tổ chức cần thiết để có thể đối mặt một cách hiệu quả với các thách thức nói trên; đồng thời bài viết tập trung vào tính tự chủ của một thành phố trên cơ sở gợi ý những giải pháp để các thành phố khác nhau có thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong quá trình phát triển riêng của mình.

Quản lý các thành phố Châu Á: Các giải pháp đô thị bền vững, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Philippines, 2008 [10,9 MB, PDF]

3. Tiến tới một Thoả thuận biến đổi khí hậu Hậu 2012 mới

Bài viết vạch ra lịch trình cho việc đạt được một thoả thuận về khí hậu Hậu 2012 có hiệu quả thông qua đánh giá các yếu tố then chốt mà khuôn khổ của thoả thuận này cần có, đồng thời chỉ ra những thách thức mang tính chính trị cần phải vượt qua. Bài viết cũng đánh giá các triển vọng về một thoả thuận khí hậu mới tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Copenhagen

Tiến tới một thoả thuận biến đổi khí hậu quốc tế mới (Bản thảo: có thể không được trích dẫn hoặc làm tài liệu tham khảo), Elliot Diringer, Phát triển và Nền kinh tế toàn cầu Brookings, Viện nghiên cứu Brookings, Washington, DC, Mỹ, Tháng 8 năm 2008

4.Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu

Bài viết nghiên cứu những gì chúng ta đã biết và cần phải biết hơn nữa về những tác động kinh tế của biến đổi khí hậu – và những gợi ý đối với chính sách khí hậu. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra hai câu hỏi: những hậu quả của biến đổi khí hậu là gì? Và vấn đề này có tính nguy hiểm như thế nào?

Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu, Richard S.J. Tol, Tạp chí nghiên cứu số 255, Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội (ESRI), Dublin, Ireland, Tháng 9 năm 2008 [207 KB, PDF]

5. Xây dựng những ưu tiên trong chính sách đổi mới khí hậu

Bài viết phân tích vai trò của các chính phủ trong việc hỗ trợ quá trình phát triển và triển khai hàng loạt các công nghệ năng lượng mới và hiện có. Bài viết mở đầu bằng việc đưa ra một quan điểm chung là các chính phủ nên tránh không cung cấp các chương trình hỗ trợ mục tiêu đối với các công nghệ cụ thể. Thay vào đó, các chính phủ nên xây dựng những khuôn khổ chung để khuyến khích quá trình đổi mới bền vững nhiều hơn.

Xây dựng các ưu tiên trong chính sách đổi mới năng lượng: Những bài học đối với nước Anh, Jim Watson, Tạp chí nghiên cứu 2008-08, Chính sách đổi mới năng công nghệ năng lượng, Trung tâm Belfer về các hoạt động  khoa học và quốc tế, Cambridge, Tháng 10 năm 2008 [220 KB, PDF]

6. Hội nghị: Biến đổi môi trường toàn cầu và An ninh của loài người

Mục đích của hội nghị này nhằm tổng hợp các nghiên kết quả nghiên cứu trong hơn mười năm qua về chủ đề an ninh của con người. Hội nghị sẽ tranh luận về sự tương tác lẫn nhau giữa biến đổi môi trường và an ninh của con người. Các bản tóm tắt nội dung (không quá 250 từ) có thể nộp vào ngày 15 tháng 1 năm 2009.

GECHS Hội nghị tổng hợp: An ninh của con người trong Thời đại biến đổi toàn cầu, Dự án An ninh của con người và biến đổi môi trường toàn cầu (GECHS), Đại học Oslo, Nauy, 22-24 Tháng 6 năm 2009