AdaptNet ngày 29 tháng 10 năm 2013

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 29 tháng 10 năm 2013", Vietnamese Edition, October 29, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-29-thang-10-nam-2013/

  1. Quản lý rủi ro và Biến đổi khí hậu
  2. Năng lực thích ứng và Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước
  3. Một chiến lược thích ứng cho Liên minh Châu Âu (EU)
  4. Quản lý rủi ro thiên tai ở cấp quốc gia và địa phương
  5. Một hành tinh “khỏe mạnh” cần những hoạt động khoa học tích cực
  6. Hội nghị – Doanh nghiệp bền vững, Năng lượng và Phát triển

 

Quản lý rủi ro và Biến đổi khí hậu

Lĩnh vực tài chính đóng vai trò cơ bản trong cơ chế phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu và chia sẻ rủi ro phát sinh từ hiệu ứng kết quả. Bài viết này nâng cao nhận thức về vai trò dịch vụ tài chính có thể đảm nhiệm trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Nó khám phá cách lĩnh vực tài chính có thể hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu, xác định những khu vực mà ngành này phải điều chỉnh sản phẩm và hoạt động như một kết quả của những yếu tố này.

Quản lý rủi ro và Biến đổi khí hậu: Vai trò của các ngành dịch vụ tài chính, Kevin Davis và Martin Jenkinson, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Victoria (VCCCAR), Melbourne, Victoria, Úc (1.83 MB, PDF).

 

năng lực thích ứng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Tài liệu này đưa ra mức độ các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) có thể tăng cường khả năng thích ứng của quản lý nước thông qua giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và gia tăng khả năng hồi phục của hệ thống xã hội – sinh thái. Nó cho thấy rằng IWRM có tiềm năng đáng kể hỗ trợ một số các yếu tố quyết định quan trọng của khả năng thích ứng. Tuy nhiên, mặc dù IWRM được quảng cáo là một cách tiếp cận hấp dẫn, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng IWRM, như đang được thực hiện, có thể không dễ dàng nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng cần thiết cho thích ứng biến đổi khí hậu.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước có thể tăng khả năng thích ứng để thích ứng với biến đổi khí hậu? Một đánh giá quan trọng, Animesh K. Gain, Josselin J. Rouillard, David Benson, Tạp chí Tài nguyên nước và Bảo vệ, tập 5, trang 11-20, 2013 [157 KB, PDF].

 

Một chiến lược thích ứng cho Liên minh Châu Âu (EU)

Chiến lược thích ứng của EU sẽ giúp đóng góp cho một Châu Âu kiên cường hơn với khí hậu. Nó bao gồm một loạt các ấn phẩm lien quan đến đánh giá tác động biến đổi khí hậu của EU, tài liệu thích ứng cho các lĩnh vực cụ thể (ví dụ như bờ biển, sức khỏe môi trường, cơ sở hạ tầng), và hướng dẫn tích hợp thích ứng vào các chính sách phát triển của EU. Chiến lược này có tính đến tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, chẳng hạn như sự gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc hạn chế tiếp cận với nguyên liệu, vật tư, năng lượng và thực phẩm, và ảnh hưởng của chúng đối với EU.

Thông tin từ Ủy ban Nghị viện châu Âu, Hội đồng, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu và Uỷ ban Vùng: Một chiến lược của EU về Thích ứng với Biến đổi khí hậu, Ủy ban Châu Âu, năm 2013 [1.20 MB, PDF].

 

Quản lý rủi ro thiên tai ở cấp quốc gia và địa phương

Bài viết này nêu bật bằng chứng về quản trị rủi ro thiên tai ở cấp quốc gia và địa phương ở Indonesia. Dựa vào sức mạnh của cách tiếp cận mạng xã hội, nó phân tích và trình bày mạng lưới “các diễn viên” trong đổi mới chính sách giảm nhẹ rủi ro thảm họa ở Indonesia mà xã hội dân sự đóng một vai trò quan trọng. Bài viết kết luận rằng đổi mới chính sách giảm nhẹ thiên tai ở các cấp độ khác nhau ở Indonesia đã được đồng thực hiện, phối hợp nhuần nhuyễn bởi “nhiều diễn viên” như xã hội dân sự, chính quyền địa phương, chính phủ quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Vai trò của xã hội dân sự trong quản lý giảm nhẹ thiên tai là gì? Trường hợp nghiên cứu từ cấp độ quốc gia và địa phương ở Indonesia, Jonatan A. Lassa và cộng sự, Tài liệu số 6, Viện Tài nguyên Quản trị và Thay đổi Xã hội, Indonesia, tháng 6 năm 2013 [963 KB, PDF].

 

Một hành tinh “khỏe mạnh” cần những hoạt động khoa học tích cực

Báo cáo này khẳng định rằng khoa học nên tham gia rộng rãi hơn vào vấn đề giảm rủi ro thiên tai. Nó đưa ra ví dụ cụ thể của việc học tập các môn khoa học đang được sử dụng để tăng cường giảm thiểu rủi ro thiên tai, cung cấp bằng chứng chứng minh khoa học có thể sử dụng được trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai. Báo cáo cho thấy rằng khoa học có thể: (i) được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải giải quyết những tác động tiêu cực của thiên tai đến cuộc sống, sinh kế, các nền kinh tế và xã hội, (ii) cho phép đánh giá rủi ro thiên tai tập trung hơn (iii) giảm thiểu tác động của thiên tai bởi dự báo tốt hơn , và (iv) cải thiện các chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Sử dụng khoa học cho giảm thiểu rủi ro thiên tai: Báo cáo của Nhóm Tư vấn Kỹ thuật và Khoa học ISDR, Southgate RJ và cộng sự, Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNISDR), 2013 [2.90 MB, PDF].

 

Hội nghị – Doanh nghiệp Bền vững, Năng lượng và Phát triển

Tiếp nối thành công của hội nghị năm ngoái, Hội nghị Phát triển Bền vững và Doanh nghiệp Châu Á 2014 sẽ được diễn ra tại Hirosima, Nhật Bản từ ngày `7 đến ngày 19 tháng 3 năm 2014. Hội nghị sẽ đưa ra nền tảng cho các cuộc đối thoại học thuật và ứng dụng với chương trình nghị sự bao gồm hàng loạt các bên liên quan quan tâm đến thách thức liên tục thúc đẩy sự phát triển bền vững và doanh nghiệp: con người, hành tinh và sự phát triển.

Hội nghị Phát triển Bền vững và Doanh nghiệp Châu Á 2014, Venture Greenhouse, Đại học Thành phố Hong Kong, Đại học MAEJO, Đại học Illinois, Chicago và các đối tác, Hiroshima, Nhật Bản, 17-19 tháng 3 năm 2014.

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:

http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *