AdaptNet ngày 18 tháng 12 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 18 tháng 12 2012", ADAPTNet Vietnamese Edition, December 19, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-18-thang-12-2012/

——–THÔNG BÁO———

Đây là bản tin AdaptNet cuối cùng của năm 2012. Bản tin AdaptNet sẽ được xuất bản trở lại thứ Ba – ngày 12 tháng  2 năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ bản tin trong năm 2012. Quý bạn đọc là một trong 1,200 bạn đọc đăng ký nhận bản tin tại 50 quốc gia. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc về hiện trạng sử dụng bản tin AdaptNet cũng như các đề xuất để cải thiện bản tin trong tương lai. Ý kiến đóng góp vui lòng gửi cho Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên, email: muhammadsaleem.janjua@rmit.edu.au

  1. Báo cáo Kỹ thuật: Đảo nhiệt đô thị
  2. Hệ thống đánh giá GIS cho tính dễ bị tổn thương của khu vực ven biển trước biến đổi khí hậu
  3. Khu vực Ngoại ô và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu
  4. An ninh Lương thực, Tự do phát triển kinh tế, Chủ nghĩa năng suất và Biến đổi Khí hậu
  5. Tại sao phải tránh nguy cơ một thế giới nóng lên thêm 4C?
  6. Hội nghị Quốc tế về khu vực ven biển Châu Á – Thái Bình Dương

Báo cáo Kỹ thuật: Đảo nhiệt đô thị

Báo cáo tập trung vào việc thu thập và sử dụng các cảm biến nhiệt từ xa trong không khí của bề mặt đất đô thị như một công cụ thông tin cho hoạt động xây dựng chính sách và thực hiện các chiến lược giảm nhẹ hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Báo cáo xem xét các nghiên cứu trước đó nhằm đưa ra các phương thức tiếp cận cho việc thu thập và sử dụng dữ liệu hình ảnh từ các cảm biến nhiệt trong không để phân tích các nhân tố gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ của bề mặt các khu đô thị và từ đó dẫn đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

Báo cáo Kỹ thuật: Đảo nhiệt đô thị, Richard Harris và Andrew Coutts, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi khí hậu Victoria (VCCCAR), Victoria, Melbourne, Australia, tháng 10 năm 2012

Hệ thống đánh giá GIS cho tính dễ bị tổn thương của khu vực ven biển trước biến đổi khí hậu

Báo cáo đánh giá những tổn thương tiềm ẩn của khu vực ven biển Việt Nam trước biến đổi khí hậu và thảo luận các chính sách và kế hoạch thích ứng hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Báo cáo sử dụng các phân tích của hệ thống GIS (Hệ thống thông tin địa lý) để đánh giá tính dễ bị tổn thương ở khu vực ven biển. Báo cáo cũng đưa ra các phương thức tiếp cận phi cấu trúc (vùng đệm ven biển, hệ thống cảnh báo bão, canh tác các loại cây trồng có khả năng chống chịu lũ, nhà chống bão lũ) có thể áp dụng tại Việt Nam để thích ứng với địa hình vùng biển, thấp trước biến đổi khí hậu.

Hệ thống đánh giá GIS cho tính dễ bị tổn thương của khu vực ven biển trước biến đổi khí hậu và Kế hoạch thích ứng cho vùng ven biển Việt Nam, Isaac Boateng, Tạp chí Bảo tồn vùng ven biển, quyển 16, số 1, trang 25-36, tháng 3 năm 2012 [ấn bản phải đăng ký]

Khu vực Ngoại ô và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu

Dựa trên kết quả của dự án SNACC (Khu vực ngoai ô và thích ứng với biến đổi khí hậu), báo cáo đưa ra những hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu có tính khả thi, hiệu quả và chấp nhận được tại khu vực ngoại ô. Báo cáo cũng thảo luận về lộ trình để đạt được kết quả của các hoạt động thích ứng này. Báo cáo lập luận rằng hơn 85% người Anh sống ở khu vực ngoại ô, thế nhưng tại các gia đình, khu vườn hoặc các khu vực lân cận, rất ít các hoạt động được thực hiện nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lại.

Khu vực Ngoại ô và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (SNACC): Báo cáo cuối cùng, Katie Williams và cộng sự, Đại học Tây Anh quốc, Đại học Oxford Brookes và Đại học Heriot-Watt, Anh, 2012 [2.84 MB, PDF]

An ninh Lương thực, Tự do phát triển kinh tế, Chủ nghĩa năng suất và Biến đổi Khí hậu

Tài liệu đưa ra cái nhìn tổng quát tóm lược về sự bất ổn của an ninh lương thực ở các nước châu Úc. Đồng thời xem xét hệ thống sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững đã phát triển từ Chiến tranh Thế giới Thứ II và được định hình vững chắc trong 3 thập kỉ vừa qua bởi tự do phát triển kinh tế. Tài liệu nêu bật vai trò của tự do phát triển kinh tế trong thúc đẩy trách nhiệm của những người theo chủ nghĩa trọng năng suất trước thách thức của biến đổi khí hậu và những thách thức khác mà nền nông nghiệp Úc phải đối mặt.

An ninh Lương thực ở Úc trong Kỉ nguyên của Phát triển Kinh tế tự do, Chủ nghĩa trọng năng suất và Biến đổi Khí hậu, Geoffrey Lawrence, Carol Richards và Kristen Lyons, Tạp chí Nghiên cứu Nông thôn, trang 1-10, 2012 [311 KB, PDF]

Tại sao phải tránh nguy cơ một thế giới nóng lên thêm 4C?

Báo cáo này là một lời nhắc nhở thẳng thắn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên mọi mặt. Giải pháp không hẳn nằm ở tài chính cho khí hậu hay các dự án về biến đổi khí hậu mà là ở việc quản lí rủi ro hiệu quả và đảm bảo tất cả công việc hay suy nghĩ của chúng ta đều gắn liền với lo ngại về mối nguy hiểm của một thế giới sẽ bị nóng lên thêm 4°C. Báo cáo cho rằng việc thiếu các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu có nguy cơ không chỉ đặt sự thịnh vượng ngoài tầm kiểm soát của hàng triệu người ở các nước đang phát triển mà còn đe dọa kéo lùi tiến trình phát triển bền vững chậm hàng thập kỷ.

Giảm nhiệt: Tại sao phải tránh nguy cơ một thế giới nóng lên thêm 4C? Báo cáo do Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu và Phân tích Khí hậu Postdam thực hiện cho Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển / Ngân hàng Thế giới, tháng 11 năm 2012 [14.3 MB, PDF]

Hội nghị Quốc tế về Khu vực ven biển Châu Á – Thái Bình Dương

Hội nghị quốc tế lần thứ 7 về khu vực ven biển châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra từ ngày 24 – 26 tháng 09 năm 2013 tại Bali, Indonesia. Mục đích của hội nghị nhằm giới thiệu tiến bộ của khoa học, phát triển của công nghệ, trao đổi thông tin và hợp tác giữa các kỹ sư và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công trình khu vực ven biển, cảng biển, công trình trên biển và các lĩnh vực liên quan. Hạn nộp bài tham luận/đề xuất ngày 15 tháng 03 năm 2013.

Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về khu vực ven biển châu Á – Thái Bình Dương, Đại học Hasanuddin, Bali, Indonesia, ngày 24-26 tháng 09 năm 2013

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:
http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT
http://www.global-cities.info/climatechange

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.