AdapNet ngày 12 tháng 7 năm 2011

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdapNet ngày 12 tháng 7 năm 2011", ADAPTNet Vietnamese Edition, July 12, 2011, https://nautilus.org/adaptnet/adapnet-ngay-12-thang-7-nam-2011/

AdapNet ngày 12 tháng 7 năm 2011

1.    Rừng Kakadu: Tính dễ bị tổn thương với các tác động của biến đổi khí hậu
2.    Đánh giá tính dễ bị tổn thương cấp địa phương – Các nước đảo san hô
3.    Di chú và dịch chuyển môi trường – Những thách thức
4.    Rủi ro biến đổi khí hậu tới các công trình và cơ sở hạ tầng ven biển
5.    Đánh giá thích ứng biến đổi khí hậu được giám sát tại các nước phát triển
6.    Diễn đàn thích ứng 2011 – Băngkok, Thái Lan

Rừng Kakadu: Tính dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu

Báo cáo nghiên cứu các tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu và hiện tượng mực nước biển dâng cao đối với hệ thống Sông Alligator Nam trong khu vực Rừng Quốc gia Kakadu, Australia. Báo cáo sử dụng các mô hình để đánh giá rủi ro từ sự xâm lấn của nước biển và hiện tượng lượng mưa bất thường đối với các vùng đất ngập nước ven biển thấp hơn mực nước biển trong bối cảnh những biến đổi về khí hậu trong năm 2030 và 2070. Báo cáo thảo luận các lựa chọn về thích nghi, các rào cản cho sự thích nghi và các khả năng cải thiện lập kế hoạch cho tương lai, quản lý và ứng phó về chính sách.

Kakadu: Tính dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, Sở Biến đổi Khí hậu và Hiệu quả Năng lượng, Chính phủ Úc, Canberra, Australia, tháng 6, 2011.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương cấp địa phương – Các nước đảo san hô

Báo cáo mô tả một dự án được thực hiện ở hai nước đảo san hô Thái Bình Dương là nước Cộng hòa các đảo Marshall và Tuvalu. Các mục tiêu chính của dự án là: (1) xây dựng các kỹ năng nghiên cứu ở các nước đảo san hô để thực hiện các đánh giá nhanh tính dễ bị tổn thương ở phạm vi địa phương; (2) xác định sự khác nhau ở phạm vị địa phương trong tính dễ bị tổn thương của các đảo san hô; và (3) tìm kiếm các mối liên hệ về chính sách của các sự khác biệt ở phạm vi địa phương trong tính dễ bị tổn thương của các đảo.

Nâng cao hiểu biết về tính dễ bị tổn thương cấp địa phương ở các nước đảo san hô: Xây dựng năng lực để cải thiện các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu sở tại, Paul Kench và cộng sự, Tham khảo dự án: CBA2010-06NSY-Kench, Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương về Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu (APN), 2011 [1.96MB, PDF]

Di chú và dịch chuyển môi trường – Những thách thức

Dựa trên những bằng chứng từ các thảm họa gần đây và các tác động về biến đổi khí hậu được dự đoán, báo cáo cho thấy di trú môi trường nội địa là một thách thức rõ đối với chính sách về thảm hoạc của Hoa Kỳ. Thảo luận về thách thức này, nghiên cứu đã phân tích mô hình dịch chuyển dân số của Cernea (1997) để phản ánh những rào cản cho khả năng phục hồi liên quan đến nhà ở, tài chính, sức khỏe và phân biệt đối xử mà người dân dịch chuyển phải đối mặt tại Hoa Kỳ.

Tính dễ bị tổn thương, khả năng phục hồi, và chính sách: Thách thức của di chú và dịch chuyển môi trường tại Hoa Kỳ, Michelle Meyer Lueck, Khoa Xã hội học, Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ, 2011 [351 KB, PDF]

Rủi ro biến đổi khí hậu tới các công trình và cơ sở hạ tầng ven biển

Báo cáo trình bày các số liệu về tính dễ bị tổn thương của các công trình thương mại (ví dụ: các trung tâm bán lẻ), các công trình công nghiệp nhẹ, và các cơ sở hạ tầng giao thông (đường, đường ray, đường tàu điện) ở các vùng ven biển của Australia. Báo cáo ca ngợi đánh giá quốc gia đầu tiên về rủi ro của biến đổi khí hậu đối với các công trình ven biển. Dự kiến báo cáo sẽ được sử dụng ở cấp quốc gia và để hỗ trợ trong việc đánh giá ưu tiên các nhu cầu lập kế hoạch thích ứng ven biển trong tương lai.

Rủi ro biến đổi khí hậu tới các công trình và cơ sở hạ tầng ven biển – Bổ sung cho đánh giá quốc gia đầu tiên được thông qua, Sở Biến đổi Khí hậu và Hiệu quả Năng lượng, Chính phủ Australia, Canberra, Australia, tháng 6, 2011.

Đánh giá thích ứng biến đổi khí hậu được giám sát tại các nước phát triển

Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá, xem xét các phương pháp khác nhau có hệ thống nhằm kiểm tra nếu và bằng cách nào thích ứng biến đổi khí hậu đang được thực hiện tại các nước phát triển (được định nghĩa là 41 nước theo Phụ lục I của UNFCCC). Nghiên cứu tìm thấy các bằng chứng hạn chế của hành động thích ứng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng phương pháp được trình bày trong nghiên cứu này đưa ra những hiểu biết sâu sắc quan trọng cho các phân tích tổng hợp trong kiến thức về biến đổi khí hậu và có thể được sử dụng cho việc giám sát tiến độ trong thích ứng theo thời gian.

Đánh giá hệ thống về thích ứng biến đổi khí hậu được giám sát tại các nước phát triển, James D. Ford, Lea Berrang-Ford, và Jaclyn Paterson, Biến đổi Khí hậu, Quyển 106, số 2, trang 327-336, DOI 10.1007/s10584-011-0045-5, tháng 3, 2011 [216 KB, PDF]

Diễn đàn thích ứng 2011 – Băngkok, Thái Lan

Diễn đàn thích ứng sẽ diễn ra tại Băngkok, Thái Lan từ ngày 27-28 tháng 10, 2011 nhằm chú trọng vào ‘thích ứng trong hành động’ thể hiện qua sự biến đổi từ thảo luận đến quyết định, kế hoạch đến chính sách và chính sách tới hành động. Diễn đàn sẽ tập họ các nhà hoạt động về thích ứng ở các cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Các cá nhân muốn đăng ký phát biểu trong các ban cụ thể, đề nghị nộp một ‘bản tóm tắt’ nội dung định trình bày trước ngày 1 tháng 8, 2011.

Diễn đàn thích ứng 2011, Diễn đàn Kiến thức Thích ứng Biến đổi Khí hậu Khu vực Châu Á (Diễn đàn Kiến thức Thích ứng) và Mạng lưới Thích ứng Châu Á Thái Bình Dương (APAN), Trung tâm Hội nghị Liên Hợp Quốc, Băngkok, Thái Lan, 27-28 tháng 10, 2011 [572 KB, PDF]

Viện nghiên cứu Nautilus và các cơ quan cung cấp tin liên kết

Thích nghi với biến đổi khí hậu (AdapNet – bản tin): Các bản tin cũ

Khu vực Australia (APSNet): Các bản tin cũ

Khu vực Đông Bắc Á (NAPSNet): Các bản tin cũ

Đăng ký nhận bản tin này: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Để biết thêm thông tin hoặc để yêu cầu không tiếp tục nhận bản tin, vui lòng liên hệ với Saleem Janjua, Biên tập viên, email: adapnet@rmit.edu.au

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích nghi với Biển đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập – Giám đốc điều hành Viện An ninh & Bền vững Nautilus

Saleem Janjua, Biên tập Bản tin AdaptNet