AdaptNet ngày 30 tháng 7 năm 2013

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 30 tháng 7 năm 2013", Vietnamese Edition, August 01, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-30-thang-7-nam-2013/

  1. Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Cơ sở hạ tầng ngành Điện
  2. Bước đệm cho các doanh nghiệp Hồng Kông trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu
  3. Một New York mạnh hơn, phục hồi nhanh hơn
  4. Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) và hành vi thích ứng
  5. Nguyên nhân cụ thể của việc gia tăng lượng người nhập viện vào những ngày nóng
  6. Hội nghị Phát triển và Kinh doanh Bền vững ở Châu Á

 

Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Cơ sở hạ tầng ngành Điện

Bài viết đưa ra các trường hợp giả định để ứng phó về pháp lý và công nghệ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành điện nhằm đối mặt với các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai. Bài viết đề xuất  áp dụng lưới điện thông minh là một trong những biện pháp thích ứng mang tính công nghệ và dựa trên kinh nghiệm từ các thảm họa lũ lụt ở Queensland, Úc vào năm 2010 để đưa ra một số ví dụ về cách thức các chính quyền địa phương và các cơ quan có thể ứng phó bảo vệ cơ sở hạ tầng ngành điện.

Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Cơ sở hạ tầng ngành Điện, Rosemary Lyster và Rebekah Byrne, Tài liệu Nghiên cứu Pháp lý số 13/23, Trường Luật Sydney, Đại học Sydney, Tháng 4/2013 [263 KB, PDF].

 

Bước đệm cho các doanh nghiệp Hồng Kông trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu

Báo cáo này cho thấy những mong đợi mà các doanh nghiệp Hồng Kông có thể trông chờ từ biến đổi khí hậu, tập trung vào sáu ngành công nghiệp trọng điểm: bất động sản, xây dựng, dịch vụ tài chính, sản xuất / chuỗi cung ứng, sản xuất điện và vận chuyển. Báo cáo cũng chỉ ra ra lý do cho sự trì trệ hiện tại, bao gồm cả sự thiếu nhận thức về tác động của khí hậu, sự nhầm lẫn giữa giảm thiểu và thích ứng, ưu tiên rủi ro thấp, tập trung ngắn hạn và thiếu quy hoạch tầm nhìn. Báo cáo đưa ra những hành động trong từng lĩnh vực cụ thể  có thể thực hiện để tăng khả năng phục hồi kinh doanh.

Bước đệm cho các doanh nghiệp Hồng Kông trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu. Diễn đàn Doanh nghiệp Biến đổi Khí hậu (CCBF), Hồng Kông, tháng 7/2013 [6.47 MB, PDF].

 

Một New York mạnh mẽ hơn, phục hồi nhanh hơn

Nội dung cơ bản của báo cáo này là khả năng phục hồi. Có nghĩa là, thành phố New York (NYC) thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu và tìm cách đảm bảo bảo vệ thành phố trước những thảm họa tự nhiên, NYC có khả năng phục hồi nhanh chóng hơn. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị hành động vừa để tái thiết các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão cát, vừa để tăng khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng và các công trình trên toàn thành phố.

Một New York mạnh mẽ hơn, phục hồi nhanh hơn, Những sáng kiến ​​đặc biệt để Tái thiết và Phục hồi Thành phố New York, Hoa Kỳ, tháng 6/2011.

 

Mô hình Niềm tin Sức khỏe (HBM) và hành vi thích ứng

Nghiên cứu này xem xét tính hữu ích của các cấu trúc của HBM (Mô hình Niềm tin Sức khỏe) trong việc dự đoán áp dụng các hành vi lành mạnh trong các đợt nắng nóng. Nó xác định các yếu tố giúp dự đoán nhận thức nguy cơ nắng nóng và đánh giá kiến thức của học viên liên quan đến nắng nóng. Nghiên cứu lập luận rằng mô hình niềm tin sức khỏe có thể hữu ích trong việc hướng dẫn thiết kế và thực hiện các biện pháp can thiệp để thúc đẩy hành vi thích nghi trong thời gian nắng nóng.

Nắng nóng và Biến đổi khí hậu: Áp dụng Mô hình Niềm tin Sức khỏe để xác định các dự báo về nhận thức nguy cơ và hành vi thích ứng ở Adelaide, Úc, Derick A. Akompab và cộng sự, Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu Môi trường và Y tế Công cộng, Truy cập mở, tập 10, 2013 [248 KB, PDF].

 

Nguyên nhân cụ thể của việc gia tăng lượng người nhập viện vào những ngày nóng

Bài viết phân tích lượng người nhập viện ở Sydney, Úc vào những ngày nóng bất thường đối với nhóm bệnh thường gặp và tiểu thể của chúng. Vào một ngày nắng nóng, số ca nhập viện tăng lên nhanh chóng trong danh mục các bệnh về đường hô hấp (RD), tim mạch (CVD), bệnh tâm thần (MD), bệnh tiểu đường (DIA), mất nước (DEH) và các bệnh liên quan đến “tác động của nhiệt và ánh sáng” (HEAT ). Bài viết đưa ra giả thuyết rằng khi tất cả các ca nhập viện vào những ngày nóng được tổng hợp thành một nhóm lớn (ví dụ, tất cả những người bị bệnh liên quan đến tim mạch),nó có thể che lấp mối quan hệ tiềm năng giữa các bệnh và nắng nóng có thể xảy ra đối với những kết quả cụ thể hơn.

Nguyên nhân cụ thể của việc gia tăng lượng người nhập viện vào những ngày nóng tại Sydney, Úc, Pavla Vaneckova và Hilary Bambrick, Tạp chí PLOS ONE, tập 8, số 2, tháng 2/2013 [377 KB, PDF].

 

Hội nghị Phát triển và Kinh doanh Bền vững ở Châu Á

Dựa trên sự thành công của hội nghị năm ngoái, Hội nghị Phát triển và Kinh doanh Bền vững ở Châu Á năm 2013 được tổ chức vào tháng 11 năm nay tại Bangkok – Thái Lan. Sự kiện này đưa ra một nền tảng cho các cuộc đối thoại mang tính học thuật và áp dụng cho một loạt các bên liên quan đến những thách thức liên tục nhằm nâng cao các chương trình phát triển và kinh doanh bền vững: con người, hành tinh, và tăng trưởng.

Hội nghị Phát triển và Kinh doanh Bền vững ở Châu Á, Đại học Oxford – Bộ Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), Đại học Dominican California – Trường Kinh doanh & Quản lý (Hoa Kỳ), Đại học Illinois tại Chicago – Viện Khoa học Môi trường và Chính sách (Hoa Kỳ) và Viện Quản lý Quốc tế (Ấn Độ) Bangkok, Thái Lan, ngày 4 – 6/11 năm 2013.

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:

http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

 

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *