AdaptNet ngày 13 tháng 8 năm 2013

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 13 tháng 8 năm 2013", Vietnamese Edition, August 13, 2013, https://nautilus.org/adaptnet/vietnamese-edition/adaptnet-ngay-13-thang-8-nam-2013/

  1. Các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan ở Úc
  2. Các vấn đề về tính dễ bị tổn thương của từng loài cụ thể
  3. Chi phí dự kiến thực hiện các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu
  4. Quản lý rủi ro lũ quét ở Himalayas   
  5. Những hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh 
  6. Hội nghị Quốc tế về Biến đổi khí hậu và Con người

 

Các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan ở Úc

Báo cáo đưa ra một loạt các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây ở Úc (Cháy rừng vào các năm 2003, 2009, 2013; hạn hán thiên niên kỷ vào các năm 1997, 2009; nắng nóng đỉnh điểm vào các năm 2012, 2013; lũ lụt vào các năm 2010, 2011, 2013; lốc xoáyvào năm 2011). Báo cáo tổng hợp từ một số báo cáo có liên quan đến đất nước của những chú kangaroo. Báo cáo cũng cân nhắc đến vai trò và trách nhiệm của chính quyền từng bang, tiểu bang, vùng và địa phương tại Úc, cũng như sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý và ứng phó với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Xu hướng gần đây và Chuẩn bị đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, Ủy ban Môi trường và Truyền thông, Úc, tháng 8 năm 2013 [1,67 MB, PDF].

 

Các vấn đề về tính dễ bị tổn thương của từng loài cụ thể

Bài báo này đề cập đến việc sử dụng các cơ hội sau xảy ra sau năm 2015 đối với các chính phủ, tổ chức xã hội và các bên liên quan khác để làm nổi bật tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề liên quan đến các nhóm dễ bị tổn thương và giới tính một cách có hệ thống hơn trong việc lập kế hoạch phát triển và thực hiện trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tài liệu này cũng gợi ý các hành động có thể thực hiện để đảm bảo rằng các đề xuất cho Khung Chương trình Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (DRR) sau năm 2015 và các quy trình được thực hiện toàn diện.

Báo cáo cơ sở: Các vấn đề về tính dễ bị tổn thương của từng loài cụ thể tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương – Khung Chương trình Tham vấn Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai sau năm 2015, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai – Văn phòng Khu vực Châu Á -à Thái Bình Dương (UNISDR-AP), Bangkok, Thái Lan, 2013 [189 KB, PDF].

Chi phí dự kiến thực hiện các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu

Tài liệu này hướng dẫn các nhà ra quyết định ở các vùng ven biển cách đánh giá các phương án thích ứngcủa cơ sở hạ tầng, giúp chúng có khả năng phục hồi tốt hơn trước các tác động của mực nước biển dâng (SLR) và các hiện tượng nước dâng cao khác như bão hay thủy triều. Tài liệu cũng vạch ra những nhiệm vụ liên quan đến phát triển kịch bản các mối nguy hiểm ven biển để đánh giá nguy cơ cơ bản. Tài liệu này đem đến cách tiếp cận dựa trên tính toán chi phí – lợi ích cho việc ra quyết định.

Đâu là chi phí thực hiện các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu? Khung kinh tế cho cơ sở hạ tầng cộng đồng ven biển, Báo cáo cuối cùng, Trung tâm Dịch vụ Ven biển Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), tháng 6 năm 2013 [2.95 MB, PDF].

 

Quản lÝ rủi ro lũ quét ở Himalayas

Báo cáo đưa ra bằng chứng cụ thể giúp những người làm việc trong lĩnh vực này có thể đề xuất các chính sách và hành động cụ thể để quản lý rủi ro lũ quét ở các nước thuộc khu vực Hindu Kush Himalaya. Ngoài ra, bài viết cho rằngcác nước trong khu vực cần xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro lũ quét cụ thể, tích hợp quản lí rủi ro lũ quét trong quản lý tài nguyên lưu vực sông và nước, cải thiện ngay từ khâu chuẩn bị ở tất cả các cấp và thúc đẩy hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả.

Nghiên cứu về Quản lý Rủi ro Lũ quét ở dãy Himalaya: Hỗ trợ các chính sách cụ thể liên quan đến lũ quét, Arun B Shrestha và Sagar R Bajracharya (Chủ biên), Trung tâm Quốc tế về Tích hợp Phát triển Miền núi (ICIMOD), Kathmandu, Nepal, 2013 [2.37 MB, PDF ]

 

Những hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh 

Cuốn sách này tóm lược các hành động thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh, những ví dụ và bài học từ các dự án và các chương trình khác nhau. Tài liệu đưa ra các chi tiết tác động của biến đổi khí hậu, cáckịch bản, các cuộc đàm phán và thông tin về tác động của mực nước biển dâng lên bờ biển và các tác động về những rủi ro đối với sức khỏe của người nghèo đô thị. Cuốn sách cũng đề cập đến những tác động kinh tế – xã hội  liên quan đến các chi phí kinh tế và môi trường và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý biến đổi khí hậu ở Bangladesh.

Những hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh, Rajib Shaw, Fuad Mallick và Aminul Islam (Chủ biên), E-book, ISBN 978-4-431-54248-3, Springer, 2013 [Yêu cầu đăng ký].

 

Hội nghị Quốc tế về Biến đổi khí hậu và Con người

Hội nghị năm nay (Hội nghị Quốc tế Lần thứ 3 về Biến đổi khí hậu và Con người – ICCCH 2014) sẽ diễn ra tại Melbourne, Úc vào ngày 4 và 5 tháng 01 năm 2014.

Mục đích của sự kiện nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin khoa học giữa các nhà nghiên cứu, các nhà phát triển, các kỹ sư, sinh viên và những nhà chuyên môn đang làm việc trong các lĩnh vực ‘Biến đổi khí hậu” và “Con người “ở Úc và ở nước ngoài. Các tài liệu, bài phát biểu sẽ được nộp trước ngày 15 tháng 8 năm 2013.

Hội ​​nghị Quốc tế về Biến đổi khí hậu và Con người Lần thứ 3 – ICCCH năm 2014, Melbourne, Úc, ngày 4 – 5 tháng 01 năm 2014.

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua: adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin:

http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *