AdaptNet ngày 28 tháng 8 năm 2012

Hello! The below report is written in Vietnamese. To translate the full report, please use the translator in the top right corner of the page. Do not show me this notice in the future.

Recommended Citation

"AdaptNet ngày 28 tháng 8 năm 2012", ADAPTNet Vietnamese Edition, August 29, 2012, https://nautilus.org/adaptnet/adaptnet-ngay-28-thang-8-nam-2012/

  1. Cơ sở hạ tầng trọng yếu của Melbourne và tác động của đợt nóng năm 2009
  2. Phân tích cấp cơ sở về nguyên nhân và tác động của bão Mirinae
  3. Ngành giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu – Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
  4. Thông tin chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu
  5. Y tế điện tử với Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
  6. Hội nghị chiến lược nghiên cứu biến đổi khí hậu cho các ngành chủ trốt

Cơ sở hạ tầng trọng yếu của Melbourne và tác động của đợt nóng năm 2009

Báo cáo tập trung vào các ngành (điện, giao thông đường sắt và đường bộ) chịu tác động nhiều nhất từ đợt nóng năm 2009 tại Melbourne, Úc. Báo cáo phân tích các tác động trực tiếp và gián tiếp của đợt nóng này gồm những ảnh hưởng liên tiếp do đợt nóng gây ra cũng như các hoạt động thích ứng được thực hiện và các hoạt động thích ứng tiềm năng. Báo cáo đưa ra các tác động tiềm ẩn của đợt nóng này đối với khả năng chống chọi của các khu đô thị, nhấn mạnh vào vai trò tối quan trọng của việc cần thiết phải hiểu về môi trường đô thị là một hệ thống phức tạp.

Tác động của đợt nóng năm 2009 đối với cơ sở hạ tầng trọng yếu của Melbourn, Darryn McEvoy, Iftekhar Ahmed, Jane Mullett, Môi trường địa phương: Tạp chí quốc tế về Công bằng và Bền vững, quyển 17, số 8, tháng 5, 2012 [tài liệu phải đăng ký]

Phân tích cấp cơ sở về nguyên nhân và tác động của bão Mirinae

Ngày 2 tháng 11 năm 2009, bão Mirinae đổ bộ vào vùng ven biển miền trung Việt Nam, làm thiệt mạng 122 người và gây thiệt hại về cơ sở vật chất lên đến $280 triệu đô la. Báo cáo đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi như: liệu biến đổi khí hậu đã bắt đầu gây ra các cơn bão có tác động quá lớn đối với khả năng chuẩn bị và ứng phó của người dân sinh sống tại các vùng đồng bằng duyên hải miền trung Việt Nam là các địa phương thường phải gánh chịu các trận bão hay không? hoặc có phải các yếu tố về địa hình đã có sự thay đổi tới mức các hoạt động chuẩn bị và ứng phó hiện có không còn đủ để ứng phó với các trận bão hay không?

Sống chung với lũ: Phân tích cấp cơ sở về nguyên nhân và tác động của bão Mirinae, Michael DiGregorio và Huynh Cao Van, Viện Xã hội và Chuyển đổi Môi trường (ISET), Việt Nam, tháng 7, 2012 [20.2 MB, PDF]

Ngành giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu – Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Đây là nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngành giáo dục và biến đổi khí hậu thông qua phân tích một loạt các trường hợp điển hình quốc tế. Báo cáo lập luận rằng ngành giáo dục tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có vai trò chủ trốt để phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực cho các cá nhân và cộng đồng để thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ các nỗ lực giảm nhẹ. Đây là một nghiên cứu hữu ích cho các chuyên gia muốn kết hợp lý thuyết và thực hành trong ngành giáo dục cũng như cho tất cả những ai quan tâm, muốn giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu.

Ngành giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Tài liệu khái quát với các dẫn chứng quốc tế, Vụ Giáo dục Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, UNESCO Bangkok, Thái Lan, 2012 [785 KB, PDF]

Thông tin chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo tóm lược những phát hiện thu được từ Hội thảo Thông tin Chính sách Thích ứng được tổ chức tại Đại học Quốc gia Úc, Canberra từ ngày 3-4 tháng 5, 2012. Các phát hiện chính gồm: sự chênh lệch đáng kể về kiến thức về thích ứng để hỗ trợ cho việc quyết định hiệu quả; kế hoạch và vai trò lãnh đạo trong chính sách về thích ứng của Liên bang cần được thông tin, điều phối nhất quán hơn, rõ ràng và công khai hơn; và cần phải có sự giải thích rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các cấp chính phủ trên cơ sở tính hợp pháp, năng lực và phân bổ nguồn lực.

Thông tin chính sách thích ứng – Hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu Quốc gia và Đại học Quốc gia Úc, ngày 3-4 tháng 5, 2012, Báo cáo cho các nhà lập sách, Sỏ Biến đổi Khí hậu và Hiệu Năng, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Đại học Quốc gia Úc, Úc, tháng 6, 2012 [1.31 MB, PDF]

Y tế điện tử với Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Y tế là ngành thải ra một lượng đáng kể lượng khí nhà kính tại các nước phát triển, và tác động đến khí hậu của ngành y tại các nước có thu nhập thấp đang ngày càng tăng. Đây là báo cáo đánh giá và thảo luận về các tài liệu về tiềm năng giảm nhẹ trong ngành y, đa lợi ích giả định và đã được biết đến, cũng như tiêm năng của công nghệ thông tin y tê như y tế điện tử trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng thảo luận vai trò của y tế điện tử như chiến lược thích ứng nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương về xã hội đối với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và y tế điện tử: Một chiến lược hứa hẹn cho thích ứng và giảm nhẹ của ngành y tế, Asa Holmner, Joacim Rocklo, Nawi Ng và Maria Nilsson, Tài liệu đánh giá, Hành động Y tế Golb, quyển 5, tháng 6, 2012 [297 KB, PDF]

Hội nghị chiến lược nghiên cứu biến đổi khí hậu cho các ngành chủ trốt

Hội nghị chiến lược nghiên cứu biến đổi khí hậu cho các ngành chủ trốt (CCRSIP) lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại Melbourne, Úc từ ngày 27-29 tháng 11, 2012. Hội nghị là cơ hội cho các nhà nghiên cứu, nhà lập sách, chuyên gia thực tế và nông dân giới thiệu các nghiên cứu, chính sách và ứng dụng mới nhất cho các ngành chủ trốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Chương trình sơ bộ dự kiến sẽ xoay quanh phân tích vấn đề các ngành chủ trốt của Úc sẽ thích ứng, giảm nhẹ và nỗ lực như thế nào trước các thách thức về biến đổi khí hậu. Hạn đăng ký ngày 28 tháng 9, 2012.

Hội nghị chiến lược nghiên cứu biến đổi khí hậu cho các ngành chủ trốt (CCRSIP) lần thứ 2, Giáo sư Snow Barlow, Chiến lược Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu cho các Ngành chủ Trốt, Melbourne, Úc, 27-29 tháng 11, 2012

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Saleem Janjua:
adaptnet@rmit.edu.au

Để đăng ký nhận bản tin và để thông báo ngừng nhận bản tin: http://www.nautilus.org/mailing-lists/sign-up-for-mailing-lists

Giáo sư Darryn McEvoy, Giám đốc Chương trình, Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, Đại học RMIT

Giáo sư Peter Hayes, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Viện An ninh và Bền vững Nautilus

Tiến sĩ Saleem Janjua, Chủ biên Bản tin AdaptNet

AdaptNet là bản tin miễn phí xuất bản hai tuần một lần được biên soạn bởi Chương trình Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu các Thành phố Toàn cầu, Đại học RMIT, Melbourne, Úc. Bản tin được xuất bản với sự hợp tác của Viện An ninh và Bền vững Nautilus.